Thành Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc và của nhà nước phong kiến dưới thời của Ngô Quyền, không chỉ gắn liền với nhiều truyền thuyết mà đây còn là địa điểm văn hóa được nhiều du khách lựa chọn tham quan. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin tổng quan, ý nghĩa và các địa danh mà bạn nên ghé thăm khi đến đây.
Thành Cổ Loa tọa lạc tại đâu?
Vào thời Âu Lạc thì thành Cổ Loa nằm ở vị trí đắc địa và là đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng, đây là nơi giao lưu văn hóa quan trọng. Tại đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng và cả vùng núi, và Cổ Loa là nơi có vùng đất cao ráo do được phù sa bồi đắp và đây là một địa điểm vô cùng thuận lợi cho việc dựng thành vào thời kỳ đấy.
Bởi đây là vị trí nối liền giữa mạng lưới đường thủy của sông Hồng và sông Thái Bình với nhau và hai mạng lưới này đã chi phối hệ thống đường thủy nước ta thời bấy giờ. Nếu xuôi theo sông Hồng thì thuyền có thể ra được biển và đến phía vùng đông bắc bộ thì có thể đi dọc theo sông Cầu và sông Thái Bình.
Địa điểm xây thành Cổ Loa đấy chính là Phong Khê, thời bấy giờ đây là một vùng đồng bằng rộng lớn và có xóm làng đông đúc sinh sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và thủ công nghiệp. Việc nhà vua dời đô về đây là làm nên một bước ngoặt lớn trong việc giao thương đi lại dễ dàng hơn với nhiều tuyến đường lớn như đường bộ và đường thủy, do đó lượng dân cư sinh sống ngày một đông đúc hơn.
Ý nghĩa lịch sử ít ai biết về thành Cổ Loa
Dưới thời Âu Lạc thành Cổ Loa tọa lạc trên một vị trí vô cùng đắc địa và đây là đầu mối quan trọng trong việc giao thoa văn hóa và cầu nối trong giao lưu đường bộ và đường thủy. Đây cũng chính là nơi đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của dân cư nước ta thời bấy giờ, bởi vậy mà nơi đây đã được chọn làm kinh đô của đất nước.
Thành được xây dựng và tận dụng khá nhiều lợi thế mà thiên nhiên mang lại, dưới đây là những ý nghĩa lịch sử mà ít ai biết về tòa thành cổ này.
Về quân sự
Xét về mặt quân sự thì thành Cổ Loa đang thể hiện sự sáng tạo của cha ông ta thời bấy giờ trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Với việc xây dựng các bức tường thành kiên cố với các hào sâu và rộng cùng các ụ lũy cao, đây là căn cứ phòng thủ nghiêm ngặt và khá vững trãi để bảo vệ hoàng thành.
Đồng thời đây còn là nơi kết hợp hài hòa giữa bộ phận thủy binh và bộ binh, nhờ vào các hào thông nhau dễ dàng mà bộ phận thủy binh có thể kết hợp với bộ phận bộ binh. Do đó khi tác chiến thì có thể giành được nhiều ưu thế hơn so với quân địch và chúng khó có thể tấn công.
Về mặt xã hội – Thành Cổ Loa
Xét theo mặt xã hội thì với sự phân bổ dân cư thời bấy giờ với các khu biệt lập như là vua, quan, binh lính, dân cư, đây là nơi chứng kiến sự phân cấp mạnh mẽ thời kỳ bấy giờ. Thời kỳ này vua và quan lại được bảo vệ khá chặt chẽ và sống cuộc sống cô lập với người bình thường, xã hội có sự phân chia giai cấp rõ nét và sự phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ.
Về văn hóa
Nếu xét theo góc độ văn hóa thì đây là tòa thành duy nhất còn sót lại các dấu tích về thành Cổ Loa xưa, đây là một di sản văn hóa và là một bằng chứng cho thấy sự sáng tạo của con người. Sự sáng tạo ấy được thể hiện trong trình độ khoa học kỹ thuật, văn hóa, đồ gốm, thủ công nghiệp, và tất cả điều này đã làm chứng cho nền văn hóa của thời kỳ này.
Hiện nay thành Cổ Loa đang là một trong những khu du lịch và di tích văn hóa cấp quốc gia, di tích này vừa mang tính chất lịch sử vừa mang tính nghệ thuật. Do đó thủ tướng Chính phủ đã ban bố quyết định xếp hạng di tích đặc biệt này thuộc di tích cấp quốc gia.
Thành Cổ Loa hiện đang đặt ở đâu?
Khu di tích lịch sử thành Cổ Loa hiện đang được trải dài trên 3 xã đó chính là xã Cổ Loa, xã Cổ Loa, xã Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Khu di tích này nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 24km do đó đây là khu di tích và địa điểm tham quan du lịch của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội.
Với diện tích trên 500ha và tuổi thọ của tòa thành này khá dài, do đó đây là tòa thành cổ có niên đại lớn nhất tại nước ta. Thành cổ được xây dựng từ thế kỷ III TCN ở thời vua hùng và là kinh đô của nước Âu Lạc cũng như là kinh đô của nhà nước phong kiến dưới thời của Ngô Quyền.
Kiến trúc thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ đánh giá là thành trì có niên đại cổ nhất và có quy mô lớn nhất nước ta từ trước đến nay, hơn hết kiến trúc của thành cũng được thiết kế rất độc đáo. Khi xây thành ông cha ta đã tận dụng tối đa lợi thế về địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các gò đồi hay đắp đất cao thêm để xây thành ngoài.
Người xưa xây thành dựa trên con sông Hoàng để có thể vừa bảo vệ thành vừa là nguồn nước để cung cấp cho việc tưới tiêu sinh hoạt. Đầm cả ở phía đông cũng được tận dụng làm bến cảng và là nơi buôn bán tấp nập, giao lưu văn hóa cũng như nhu yếu phẩm của thuyền bè.
Theo như tương truyền thì thành Cổ Loa được xây dựng với 9 vòng lốc xoáy và căn cứ vào dấu tích còn sót lại thì hiện tại chỉ còn có 3 vòng. Chu vi vòng ngoài là 8km, vòng giữa là 6,5km còn vòng trong là 1,6km, diện tích của vòng trung tâm là 2km vuông. Thành đắp đến đâu xây lũy đến đó và mặt ngoài của các lũy được xây thẳng đứng.
Do đó với cách xây thành này thì bên trong đánh ra thì rất dễ và từ phía ngoài tấn công vào sẽ khó có thể tấn công được, ba khu vực chính còn có đặc điểm như sau.
Thành nội – Thành Cổ Loa
Đây là nơi ở của vua cùng một số quan lại có chức tước quan trọng trong triều đình, thành nội có hình chữ nhật và có chiều cao trung bình là 5m. Mặt thành rộng từ 6 cho đến 12m, chân thành rộng từ 20 cho đến 30m, chu vi của thành là 1,65km và nó có thể nhìn thẳng vào ngự triều di quy. Ngày nay khu vực này đã được người dân xây dựng thành đền thờ vua An Dương Vương và Mị Châu.
Thành trung
Thành trung là một thành có hình không cân xứng và nó có chiều dài là 6,5km nơi cao nhất của thành lên đến 10m so với mặt đất, mặt thành rộng trung bình là 10m. Thành có 4 cửa ở các hướng như là tây bắc, tây nam đông, bắc trong đó có cửa đông thông với sông Hồng, thành trung có thiết kế hẹp hơn thành ngoại và có sự kiên cố hơn.
Thành ngoại – Thành Cổ Loa
Thành ngoại không có hình dáng rõ ràng cụ thể và nó có chiều dài hơn 8km và độ cao trung bình là 3 đến 4m thậm chí có nơi cao tới 8m. Thành Cổ Loa được xây dựng theo phương pháp đào đất và đào tới đâu đăp thành đến đấy, do đó các thành và lũy sẽ liền kề nhau, mỗi vòng thành đều có các hào nước bao quanh ở phía ngoài.
Hào khá rộng và mỗi vòng đều thông nhau với con sông Hoàng, do có sự kết hợp của sông và điều kiện địa lý mà thành không có hình dạng cụ thể. Điều này đã khiến cho thành trông như một mê cung và điều này đã tạo sự thuận lợi cho việc phòng thủ và ngăn ngừa tấn công của quân địch.
Điểm đến không thể bỏ lỡ khi ghé thăm thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa có nhiều di tích lịch sử khác nhau, đến với địa điểm này các bạn đừng bỏ lỡ những di tích lịch sử sau đây:
Đền thờ An Dương Vương
Đây là đền thờ nằm ở vị trí trung tâm của thành trong, đền thờ vu hùng còn có tên gọi khác là đền thượng, đền thờ này được xây dựng vào thời vua lê năm 1687 và được trùng tu lại năm 1893. Đền thờ tọa lạc trên gò đất khá cao có hình đầu rồng và đền thờ được bao bọc bởi hai cánh rừng lớn, ở phía dưới có hai hố gọi là mắt rồng.
Nếu đứng từ vị trí này quan sát có thể thấy được hồ nước lớn ở phía trước đền và hồ này bên trong có giếng Ngọc, nơi này có Trọng Thủy đã gieo mình và tự vẫn theo Mỵ Châu như trong truyền thuyết. Ngoài ra tham quan trong đền thì bạn còn có thể chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm nghệ thuật và di tích lịch sử khác nhau như là ngựa hồng hay các đồ gốm sứ, đồ gỗ…
Ngự triều di quy
Đây là một ngôi đình cổ được chuyển từ nơi khác đến để dựng vào những năm cưới thế kỷ 18 và được biết đến với cái tên là đình Cổ Loa. Bên trong của đình còn lưu trữ khá nhiều di tích có niên đại khá lâu đời, và có cả mũi tên bằng đồng thời An Dương Vương còn lưu lại.
Am bà Chúa – Thành Cổ Loa
Am nằm ngay bên trái của đình Cổ Loa và nơi đây còn được người dân gọi là mộ Mỵ Châu, đây cũng chính là nơi thờ công chúa. Bên cạnh am là cây đa có tuổi thọ hơn nghìn năm tuổi có tán rộng như đang xòe tay che chở cho am, bên trong am có tượng công chúa, đây là hòn đá tự nhiên có hình dáng người bị cụt đầu.
Đền thờ Cao Lỗ
Đền thờ Cao Lỗ nằm cách đền thờ vua An Dương Vương không xa, dưới thời An Dương Vương ông là một vị tướng tài ba đa mưu túc trí và cũng chính là người đã chế tạo ra nỏ thần Liên Châu. Loại nỏ này có thể bắn nhiều mũi tên cùng một lúc và có thể tiêu diệt được địch với số lượng lớn, ông cũng chính là người chỉ huy chính để xây nên thành Cổ Loa.
Kết luận
Bài viết trên là tổng hợp những thông tin về thành Cổ Loa, đặc trưng, ý nghĩa lịch sử và các địa điểm tham quan du lịch khi đến đây. Với những thông tin này chắc chắn bạn đọc sẽ có được nhiều trải nghiệm thú vị và hiểu rõ hơn lịch sử dựng nước giữ nước của dân tộc ta.