Roma là thành phố đông dân nhất nước Ý và cũng là thủ đô của đất nước này. Khi nhắc đến Roma người ta sẽ nghĩ ngay tới Đấu trường La Mã. Nơi mà xuất hiện từ thời cổ đại bởi hai vị hoàng đế La Mã là Vespasianus và Titus. Sau nhiều lần bị hủy hoại do chiến tranh và thiên tại, công trình này được tu sửa nhiều lần cho tới hiện tại sau hơn 2000 năm vẫn đứng hiên ngang.
Giới thiệu về đấu trường La Mã
Đấu Trường La Mã hay còn gọi là Anfiteatro Flavio theo tiếng Ý, là một đấu trường nổi tiếng của thành phố Rome, nước Ý. Với sức chứa lên tới 50.000 người, dùng cho các đấu sĩ thi đấu, biểu diễn.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tới nay, đấu trường La Mã đã không còn nguyên vẹn, nhưng vẫn sừng sững như một chứng nhân lịch sử trường tồn qua thời gian. Một trong 230 trường La Mã còn sót lại trên thế giới là Colosseum ở Rome.
Lịch sử hình thành huy hoàng của đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã được xây dựng vào những năm 70-80 sau Công nguyên bởi hoàng đế Vespasian thời đế chế La Mã, được tu sửa nhiều lần dưới thời của hoàng đế Domitian.
Đến thời Trung cổ, ở thế kỷ thứ 6 một nhà thờ nhỏ được xây dựng vào bên trong đấu trường. Nhưng tới năm 1349, toàn bộ phần tường bên ngoài của đấu trường bị sụp đổ do một trận động đất. Các vật liệu như đá, đá hoa, cẩm thạch, đồng sắt… được đem xây dựng các công trình khác.
Kiến trúc của đấu trường La Mã
Điểm đặc trưng đầu tiên là 100.000 m3 travertine cùng 300 tấn vòng kẹp sắt, để tạo nên được 545m chu vi của tường. Đấu trường được xây dựng với kiến trúc đứng tự do, với hình ê -líp khổng lồ. Được xây lên tới 80 lối đi nên có thể nhanh chóng di chuyển ra vào đấu trường chỉ trong vài phút.
Các chỗ ngồi trên khu vực khán đài cũng được sắp xếp theo chức tước, địa vị người xem. Phía trên đấu trường là một tấm bạt khổng lồ bằng vải lanh nặng tới 24 tấn, và một đèn chùm bằng sắt khổng lồ như thế. Tuy nhiên tới ngày nay đã bị ăn mòn và hư hỏng nặng toàn bộ.
Sự hoàn hảo và hoành tráng của đấu trường, khiến cho chi phí xây dựng là một con số không hề nhỏ, toàn bộ chi phí này được lấy từ chiến lợi phẩm sau khi thắng người Do Thái.
Quá khứ gây ám ảnh kinh hoàng tại đấu trường La Mã
Ở thời cổ đại, người ta hay gọi nơi đây là con đường đến địa ngục. Bởi lẽ đấu trường này sử dụng cho các võ sĩ và tù binh thi đấu. Theo người ta kể lại, có tới hơn 500.000 người và 1.000.000 động vật chết do các trò chơi đẫm máu ở nơi đây, chỉ để mua vui cho mọi người.
Người La Mã nổi tiếng bởi những trò tiêu khiển tàn bạo và hoang dã ở trong đấu trường La Mã. Bởi vậy dù là một nơi với kiến trúc cổ đại bậc nhất nước Ý, nhưng khi nhắc đến người ta không khỏi bi thương bởi những câu chuyện đầy máu và nước mắt về những đấu sĩ và tu binh nô lệ.
Các võ sĩ giác đấu và hy sinh để mua vui cho khán giả. Các võ sĩ chiến thắng được xem như người hùng nhưng những võ sĩ bại trận sẽ bị giết chết và thậm chí không được mai táng. Các thì tù binh bị nhốt lại, sau đó bắt bọn họ chiến đấu vì mạng sống của mình, bằng cách đánh nhau hoặc bị truy đuổi bởi dã thu như hổ, báo, gấu…
Bên trong đấu trường La Mã có gì
Đấu trường với quy mô dài 188m, rộng 158m, và cao 57m, không giống những đấu trường khác trên thế giới, nơi đây được xây dựng trên mặt phẳng, có chu vi 545m. Với các vòm cuốn chia làm 4 tầng, hành lang và các bậc lên tầng trệt .
Trung tâm của đấu trường là khu vực sàn đấu, nếu hiện tại tới đây bạn sẽ chỉ thấy ⅓ là bằng phẳng còn ⅔ là những khối đá lởm chởm được phục dựng lại – chính là một phần của mạng lưới ngầm.
Bên dưới là các lối đi ngầm trước kia dùng để di chuyển các con vật và đấu sĩ tới sàn đấu. Cạnh đó còn có những đường hầm dành cho các đấu sĩ luyện tập, cũng những chuồng thú. Đây không phải là phần kiến trúc ban đầu, mà được xây thêm từ dưới đời hoàng đế Domitian.
Ở Khu vực khán đài, có thể nhìn xuống là thấy hết phần sân khấu phía dưới. Với hàng ghế đầu dành cho hoàng đế cùng các vị senators, được làm bằng đá hoa cương đắt đỏ. Tiếp đó là hàng ghế cho các kỵ sĩ, làm bằng đá sa thạch. Khu dưới cho những người giàu có, khu trên cùng là của người nghèo. Các hàng ghế gỗ ở nơi cao và xa nhất sân khấu dành cho phụ nữ.
Ngày nay dù đã được phục chế, tu sửa để đón các vị khách tham quan, tuy nhiên vì hư hỏng khá nhiều nên không còn hình dung rõ từng chi tiết nữa.
Các khu vực quanh đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã thuộc quần thể di tích La Mã cổ đại, ngoài ra còn có các khu vực công trường La Mã và đồi Palatine, sau này còn có thêm bảo tàng dành riêng cho vị thần tình yêu Eros, ở tầng trên của tường ngoài khu vực đấu trường.
Công trường La Mã
Đây là một quảng trường hình chữ nhật, bao quanh là các kiến trúc cổ đại của thành phố Roma. Là nơi tập trung lớn của thành La Mã trong mọi sổ sách ghi lại. Tọa lạc giữa đồi Palatinus và đồi Catipolinus- một trong 7 ngọn đồi trung tâm.
Thời cổ đại, hay được gọi nguyên thủy là khu họp chợ, nơi đây được coi là trung tâm tôn giáo và thương mại, thường diễn ra những hoạt động như diễu binh, hội họp, giao thương….
Ngày nay, trải dài khu vực công trường chỉ còn là các khu vực kiến trúc rời rạc và các điểm khai quật khảo cổ. Và được mở cửa đón khách du lịch khắp nơi.
Đồi Palatine ngoài đấu trường La Mã
Thành Rome được xây dựng bởi 7 quả đồi chạy liền nhau, và đồi Palatine cũng chính là một trong số đó. Với vị trí địa lý là trung tâm thành phố, ngọn đồi có tầm nhìn bao quát toàn khu quần thể La Mã.
Tuy nhiên, hiện nay do chiến tranh và thời gian tàn phá nó chỉ còn lại những mảnh đổ nát. Đồi không cao quá so với mặt đất, cũng dễ di chuyển ,vì thế vẫn được du khách lựa chọn tham quan rất nhiều.
Kinh nghiệm khi tham quan đấu trường La Mã
Với lịch sử hơn 2000 năm cùng những biến động của nhiều thời đại, đây vẫn là một công trình được nhiều người tới tham quan. Dưới đây là một số kinh nghiệm bạn có thể tham khảo cho chuyến đi của mình nhé.
Thời gian và giá vé vào cổng
Đấu trường La Mã là một điểm du lịch chính ở Rome, được mở cửa từ 8h30 đến trước khi mặt trời lặn một giờ, vào mỗi ngày.
Với vé tham quan toàn bộ quần thể di tích La Mã với giá 18 euro . Trẻ em nếu dưới 18 tuổi và người già trên 65 tuổi thì được miễn phí. Tuy nhiên, việc mua vé phải đợi chờ khá mất thời gian, bạn có thể tham khảo thêm cách khác là dùng thẻ Roma Pass, một loại thẻ gồm phí vào cửa và sử dụng các phương tiện công cộng tại Rome.
Ngoài ra, vào mỗi ngày chủ nhật đầu tiên trong tháng, đấu trường sẽ mở cửa miễn phí cho khách tham quan. Bạn cần chịu khó tới sớm một chút để xếp hàng vì thường rất đông khách tới nơi đây.
Các phương tiện di chuyển
- Tàu điện ngầm : Line B tới trạm Colosseo.
- Xe bus: gồm các tuyến 40, 51, 60, 75…
- Xe taxi : đấu trường nằm trung tâm thành phố, nên nếu muốn nhanh bạn có thể lựa chọn, tuy nhiên giá sẽ đắt hơn 2 phương tiện trên một chút.
Thời gian tham quan
Tốt nhất bạn nên đi sớm vào buổi sáng để tránh phải xếp hàng vào cửa. Hơn nữa nhất là vào mùa hè, thời tiết ở đây rất oi bức, có khi lên tới 40 độ. Và khu vực tham quan nhiều nơi đổ nát, không còn chỗ che chắn
Để tham quan hết quần thể La Mã cần tới 4 tiếng, nếu chưa tính thời gian vào cổng, với thời tiết như vậy, bạn nên sắp xếp thời gian tham quan hợp lý, để không bỏ lỡ các địa điểm quan trọng ở đây.
Lịch trình tham quan
Vì đấu trường La Mã là nơi xếp hàng lâu nhất, nên bạn hãy lựa chọn là nơi đi đầu tiên. Và nên đi theo thứ tự từ sàn đấu tới khu hầm, rồi khán đài, sau đó hẵng qua khu Roman Forum ngay bên cạnh.
Nếu muốn có những tấm hình lung linh, bạn nên tới khu vực của vòm gần sàn đấu, và ban công của khán đài thuộc tầng 2. Đi loanh quanh các khu khuôn viên, tới khu vực khán đài có thể nhìn xuống toàn bộ đấu trường cùng đồi Palatine, một phần thành Roma cùng công trường La Mã.
Lưu ý khi tham quan đấu trường La Mã
Như nhiều nơi du lịch khác đều đông đúc tấp nập, nơi đây còn là thành phố với tỷ lệ trộm cắp cao nhất khu vực châu Âu. Vì thế bạn cần cẩn thận bảo quản tư trang cá nhân của mình khi ra ngoài. Chuẩn bị sim Three sử dụng ở châu Âu.
Đặt phòng xung quanh khu vực Termini nếu không muốn các chuyến đi của bạn tốn quá nhiều thời gian cho việc di chuyển. Vì nơi đây là đầu mối giao thông và ở Rome đặc biệt là giao thông công cộng khá tệ, thường xuyên trễ giờ.
Đấu trường La Mã có phải là một nơi đáng đến tham quan?
Ngày nay nơi đây trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của thành Phố Roma, mỗi năm có hàng nghìn lượt khách du lịch tới tham quan. Được gọi là một trong 7 kỳ quan thế giới, nơi đây xứng đáng là một điểm du lịch mà bạn phải đến đầu tiên nếu đặt chân đến Ý.
Sau 2000 năm, tuy chỉ còn giữ được chưa tới ⅓ kiến trúc ban đầu nhưng vẫn giữ được những nét lịch sử và xem như một biểu tượng của Đế chế La Mã. Tuy không còn đem lại cảm giác như một đấu trường thực thụ, tuy nhiên với những công trình kiến trúc khó thấy ở nơi khác trên thế giới, nó hoàn toàn đủ khiến bạn thích thú.
Kết bài
Ở quá khứ đấu trường La Mã được xem như một tử trường đẫm máu, còn ở hiện tại chính là biểu tượng của sự trường tồn với thời gian, minh chứng lịch sử của thời kỳ La Mã huyền thoại. Nói không quá lời khi xem đây là biểu tượng văn hóa lịch sử độc đáo nhất nước Ý. Hy vọng bài viết, giúp bạn có những trải nghiệm tốt hơn khi tới nơi này.