Phố cổ Hội An được biết đến là địa điểm du lịch được mọi người thường xuyên lui tới, một trong những điểm thu hút khách du lịch ở đây đó là các di tích cổ lâu đời và nền ẩm thực ngon. Cùng tìm hiểu về thiên đường du lịch này ngay bài viết sau.
Lịch sử hình thành nên phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An được biết đến là một khu đô thị cổ kính nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam của Việt Nam và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam.
Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam với nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ thứ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Phố cổ Hội An đã được công nhận là một di sản thế giới UNESCO vào năm 1999. Và đây là địa điểm thu hút được rất nhiều lượt khách Du Lịch Đà Nẵng – Hội An.
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối của thế kỷ thứ 16, thời kỳ Việt Nam vẫn nằm dưới sự trị vì của nhà Lê. Vào năm 1527 Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê và vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc. Năm 1533 Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê lên kế hoạch tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết người con rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành và dòng họ Nguyễn Kim bắt đầu bị lấn át.
Cho đến năm 1558 người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã đưa gia quyến và binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam từ sau năm 1570. Và cùng với người con trai là Nguyễn Phúc Nguyên cùng nhau xây dựng thành lũy và phát triển kinh tế Đàng Trong đồng thời mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài. Từ đó Hội An dần trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Vị trí địa lý lãnh thổ của phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An trở thành thành phố vào năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số lúc đó là 121.716 nhân khẩu và các đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố Hội An với diện tích 6.146,88 ha. Khi đó vùng này có 13 đơn vị hành chính bao gồm 9 phường đó là : Cẩm Phô, Thanh Hà, Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam Tân An, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại. Và gồm có 4 xã là Cẩm Hà và xã đảo Tân Hiệp – Cù lao Chàm, Cẩm Thanh, Cẩm Kim .
Vùng đất này nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn và thuộc vào vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Quảng Nam ngoài ra còn cách Thành phố Ðà Nẵng về phía Nam khoảng 28 km. Với vị trí phía Ðông giáp biển Ðông. Về phía Nam giáp Huyện Duy Xuyên. Đối với phía Tây và phía Bắc giáp Huyện Ðiện Bàn.
Kiến trúc của phố cổ Hội An
Hội An nổi tiếng với vẻ đẹp kiến trúc truyền thống của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường dọc hai bên bờ sông. Những kiến trúc đó đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Với thời gian trôi qua như cơn gió thổi nhưng phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây, con sông, giếng nước….
Kiểu nhà ở phổ biến ở đây chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang eo hẹp nhưng chiều sâu lại rất dài. Nhà ở đây được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao để có thể thích nghi với đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Hai bên sẽ có tường gạch ngăn cách và khung nhà được cố định bằng gỗ, chia thành ba gian nhà với lối đi ở giữa.
Với lối kiến trúc lạ mắt và độc đáo sẽ tạo không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng mặt trời. Các khu di tích kiến trúc Hội An hết sức phong phú và mỹ miều vì vậy nơi này đã và sẽ mãi là địa điểm thu hút du khách trong nước cũng như ngoài nước đến tham quan.
Những điểm đến lý tưởng tại phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An được xem là thiên đường du lịch bởi những địa điểm ở đây đều mang lại điểm lôi cuốn người xem không chỉ những địa chỉ cổ xưa mà các khu du lịch đều tạo nên sức hấp dẫn khách tham quan. Cùng điểm qua những di tích và các nhà cổ cũng như hội quán mang tính cổ xưa tại Hội An
Những di tích tại phố cổ Hội An
Chùa Cầu và Chùa Ông là 2 trong số 15 di tích cổ xưa được đánh giá cao nhất. Cùng tìm hiểu đôi nét về 2 địa chỉ này sau đây.
- Chùa Cầu : Biểu tượng của Hội An chính là Chùa Cầu và Chùa Cầu còn được gọi với cái tên là Chùa Nhật Bản. Chùa nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. Chùa Cầu chính là công trình kiến trúc độc đáo và tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia người Nhật Bản xây dựng khi đến đây buôn bán vào khoảng giữa của thế kỷ 16.
- Chùa Ông : Chùa Ông được xây dựng vào những năm 1653 và đã trải qua 6 lần tu sửa. Đây là một trong số các ngôi chùa cổ ở Hội An và sở hữu lối kiến trúc uy nghi, hoành tráng.
Các nhà cổ và hội quán mang đậm kiến trúc xưa cũ
Nói về các nhà cổ mang đậm kiến trúc xưa thì không thể bỏ qua Nhà cổ Tấn Ký và Nhà cổ Quân Thắng. Cùng tìm hiểu qua về 2 nhà cổ này.
- Nhà cổ Tấn Ký : Là một trong những ngôi nhà cổ vinh dự trở thành Di sản cấp Quốc gia. Và đây cũng là nơi duy nhất đón tiếp các Nguyên thủ Quốc gia cũng như chính khách trong và ngoài nước. Nhà cổ này với lối kiến trúc pha tạp giữa Trung Hoa – Nhật Bản – Việt Nam.
- Nhà cổ Quân Thắng : Đây cũng là một trong những nhà cổ đẹp nhất Hội An hiện nay. Với phần kiến trúc được điêu khắc tinh tế do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.
Ẩm thực tại phố cổ Hội An
Điểm thu hút của khách du lịch khi đến Hội An đó chính là ẩm thực nơi đây. Nói vậy bởi vì ở đây món ăn ngoài ngon còn mang đậm nét truyền thống cũng như kết hợp cùng khung cảnh ở nơi đây lại ăn có hương vị ngon đến lạ. Khi đến với điểm du lịch này mọi người không nên bỏ qua một số món ăn độc lạ hay truyền thống đặc sản ở đây như :
- Đặc sản Cao Lầu Hội An
- Đặc sản Mì Quảng Hội An
- Món ngon Bánh Canh Bà Quýt
- Đặc sản Cơm Gà Hội An
- Món ngon Bánh Mì, Bánh Ít, Vằn Thắn, Bánh Bao, Bánh Vạc….
Thời điểm nên đến du lịch ở phố cổ Hội An
Thiên đường du lịch Hội An có thời tiết chia 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng biệt thu hút khách du lịch, cùng điểm qua một vài tháng du lịch tại Hội An đẹp và hợp lý cho những ai đang có ý định đến với mảnh đất tiềm năng thơ mộng và cổ kính Hội An.
- Vào tháng 2 và tháng 4 là thời gian cực kỳ lý tưởng để ghé thăm thành phố cổ kính Hội An bởi vì lúc này thời tiết vô cùng mát mẻ và dễ chịu.
- Vào tháng 5 và tháng 7 đây là khoảng thời gian được biết là cuối mùa khô của Hội An, thời tiết lúc này không quá nóng và trời trong xanh.
- Vào tháng 8 và tháng 9 thời gian này ở Hội An mưa khá nhiều nhưng vẫn có thể thoải mái tham quan các điểm đến ở Hội An thích hợp khi ngắm cùng mưa.
Cách di chuyển
- Sử dụng phương tiện xe đạp: Đây được xem là một trong những phương tiện tuyệt vời nhất để bạn có thể dạo quanh các phố cổ tại Hội An để hóng mát và cảm nhận cuộc sống bình yên nơi đây. Điều đặc biệt đó là một số khách sạn ở Hội An họ có bố trí xe đạp miễn phí cho khách lưu trú để tiện di chuyển, hoặc bạn có thể thuê những chiếc xe đạp với giá khoảng 40.000 VNĐ/ngày.
- Sử dụng phương tiện xe máy: Nếu bạn muốn tham quan những địa điểm xa của Hội An ngoài phương tiện xe đạp bạn có thể dễ dàng thuê được xe máy để thuận tiện hơn trong việc di chuyển đến các địa điểm tham quan ở Hội An với mức giá dao động từ 120.000 – 150.000 VNĐ/ngày.
- Sử dụng phương tiện xích lô: Nói đến xích lô chắc hẳn đó là hình ảnh đặc trưng ở phố cổ phải không, những chiếc xích lô sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thi vị và đáng nhớ. Theo như kinh nghiệm du lịch Hội An của những người đi trước nếu bạn muốn sử dụng xích lô làm phương tiện di chuyển thì bạn hãy đón xích lô ở đường Phan Châu Trinh hoặc đường Trần Phú với mức giá dao động vào khoảng 150.000 VNĐ/giờ/xe.
Một số lưu ý khi ghé thăm phố cổ Hội An
- Đến Hội An nếu như bạn muốn tham quan khu vực di sản văn hóa ở đây thì hãy mua vé ở quầy phục vụ. Bởi trong tấm vé đó sẽ có 12 ô để bạn có thể lựa chọn và lưu ý bạn được quyền tham quan 5 địa điểm tùy ý. Không những thế văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An sẽ chỉ dẫn chi tiết nhiệt tình trước khi du khách vào thăm khu di sản. Và lưu ý rằng đừng vứt tấm vé đã mua để có thể vào khu vực di sản bất cứ thời điểm nào.
- Lưu ý khi tham quan các khu di tích hoặc bảo tàng, mọi người nên ăn mặc chỉnh tề, thái độ trang nghiêm đúng với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Tránh trường hợp chen lấn, xô đẩy hay lớn tiếng trong những khu vực thiêng liêng.
- Và nên nhớ rằng nếu như bạn là người mở hàng đầu tiên của một gian hàng nào đó nên mua một thứ gì đó cho dù là nhỏ.
- Hạn chế tình trạng chèo kéo, lôi mời chào hàng… du khách tuyệt đối không nghe theo những lời mời này. Hãy nhờ tới sự tư vấn của nhân viên lễ tân khách sạn hoặc những người đã có kinh nghiệm tham quan Hội An trong trường hợp nếu du khách muốn ăn uống hoặc khám phá một điểm đến nào đó.
Kết luận
Mong rằng bài viết trên là tất cả những thông tin bổ ích cho người đọc cũng như khách du lịch khi có ý định đến với thiên đường du lịch phố cổ Hội An. Bài viết trên sẽ cung cấp tất tần tật chi tiết về địa danh nổi tiếng Hội An Đà Nẵng này.