Chùa Láng còn được gọi là “ Đệ nhất tùng lâm” của thành Thăng Long. Đây sẽ là địa danh tham quan du lịch của bạn cho chuyến đi sắp tới nên rất muốn có những thông tin cơ bản. Qua bài viết này chúng ta cùng tham khảo để hiểu thêm về địa danh tôn giáo, lịch sử và văn hoá nổi tiếng này nhé!
Giới thiệu chung về chùa Láng
Chùa Láng với tên gọi chính thức là Chiêu Thiền Tự, nổi danh là một chốn thiền tâm giữa lòng Hà Nội. Ý nghĩa từ “Chiêu” tức là nơi đất phúc cõi thiêng có điều tốt hiển hiện, gọi là “Thiền” do Thiền sư Từ Đạo Hạnh được sinh ra ngay nơi đây. Pagode des Dames là cách người Pháp gọi chùa Láng.
Chùa Láng khi xưa thuộc xã Yên Lãng, tổng Hạ, Vĩnh Thuận, sau này chính là làng Láng – ngôi làng cổ nằm bên sông Tô Lịch. Đây chính là nền nhà cũ của cha mẹ Thiền sư Từ Đạo Hành. Vào năm 1962 chùa Láng được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.
Ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung thì chùa Láng là ngôi chùa nhiều tượng thờ nhiều nhất với khoảng 198 bức tượng từ lớn đến nhỏ được đặt chỉn chu trong chùa. Nổi bật nhất là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh được làm bằng mây đan, bên ngoài được phủ sơn và tượng vua Lý Thần Tông được làm bằng gỗ mít khắc hoạ hình ảnh vua đang ngự trên ngai vàng.
Bên cạnh đó, trong Chùa Láng còn khoảng 15 tấm bia đá được lưu giữ, những tấm bia này vào thời nhà Lê được xem là kiệt tác điêu khắc. Cảnh quan ở chùa là sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên với con người, giữa lịch sử và hiện tại, giữa cổ kính trang nghiêm và gần gũi, thoáng đãng. Bên ngoài ồn ào, bên trong tĩnh mịch, minh chứng cho sự tách biệt với khói bụi hồng trần.
Vị trí địa lý
Chùa Láng có địa chỉ tại 112 chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, thành phố Hà Nội. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 5km. Đến nơi đây du khách sẽ đi qua quận Đống Đa và các di tích nổi tiếng như: Đình Kim Liên, Gò Đống Đa, Chùa Phổ Giác,…
Để tới chùa Láng, du khách khi đi tới dốc Cầu Giấy thì đi khoảng 500m trên đường Láng là sẽ tới chùa. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp mà còn là một di tích lịch sử của Hà Nội, bất cứ ai đã ghé Thủ đô thì không nên bỏ lỡ nơi chùa thiêng này, chắc chắn đến đây tham quan bạn sẽ có được cho mình những phút giây tuyệt vời nhất.
Lịch sử hình thành chùa Láng
Tương truyền rằng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 đến 1175) đã được cho xây dựng lên chùa Láng. Chùa chính là nơi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Thiền sư Từ Đạo Hạnh luôn được nhắc đến là một bậc cao minh, phép thuật phi thường, là đại thánh bên cạnh đó ông còn là cụ tổ nghề múa rối nước.
Theo truyền thuyết kể rằng, nhà sư Từ Đạo Hạnh sau khi viên tịch đã đầu thai thành con trai một nhà thuộc dòng dõi quý tộc người đứng đầu là Sùng Hiền hầu. Bởi vì khi Lý Nhân Tông đang giữ ngôi (1072-1127) không có con trai. Khi đó dòng tộc ông Sùng Hiền hầu rất được lòng vua và dân nên con trai của ông Sùng Hiền hầu đã được nối ngôi, lấy hiệu là Lý Thần Tông (1128 – 1138).
Người con trai của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã nghe sự tích ấy nên đã quyết định cho xây cất lên chùa Láng – Chiêu Thiền Tự với ý nguyện thờ phụng vua cha và tiền thân Từ Đạo Hạnh. Trải qua hàng trăm năm Chùa đã được trùng tu nhiều lần và các năm 1656, 1901 và 1989 là những năm được trùng tu quan trọng nhất.
Các lễ hội Chùa Láng nổi bật
Thiền sư Từ Đạo Hạnh sinh ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch. Chính vì vậy hàng năm vào ngày này hội chùa Láng được tổ chức và cử hành một cách vô cùng long trọng, diễn ra song song cùng với chùa Thầy. Vào dịp lễ hội đúng ngày này, người dân đường Láng Thượng và nhân dân thập phương sẽ tới tề tựu khai hội. Nổi bật và ghi dấu ấn đặc biệt nhất chính là phần rước kiệu.
Nghi lễ là hoạt động rước kiệu Thánh từ chùa Láng qua tới bên chùa Hoa Lăng để thăm thân mẫu. Như một thước phim tái hiện lại cuộc chiến giữa Thiền Sư Từ Đạo Hạnh và sư Đại Điên khi đấu thần. Còn để nói là vui nhất thì không gì khác, chính là phần hội thi với đầy đủ các trò chơi dân gian tứ xứ từ “ bịt mắt đập niêu” đến “ thi thổi cơm”, rồi “ ô ăn quan”, …
Những trò chơi tạo nên bầu không khí sôi động và vui vẻ mang đậm dấu ấn làng quê Bắc Bộ tạo sự gắn bó và đoàn kết cho người dân nơi đây. Nhờ các lễ hội mà các thế hệ sau luôn hiểu rõ và biết đến nguồn gốc cũng như quá trình để xây dựng nên ngôi chùa Láng này.
Kiến trúc hoài cổ của chùa Láng khiến du khách mê mẩn
Bước chân đến chùa Láng, du khách sẽ vô cùng ấn tượng bởi lối kiến trúc vô cùng đặc biệt nơi đây. Ngôi Chùa mang đậm phong cách nghệ thuật thời nhà Lý với sự kết hợp giữa cổng tam quan và nhà bát giác.
Cổng tam quan trong chùa Láng
Cổng tam quan ở chùa Láng với bốn cột vuông xuất hiện ngay đầu tiên đón bước chân du khách thập phương. Sự khác biệt ở đây là bên trên có ba mái vòm được gắn lưng chừng vào sườn cột chứ không trùm lên trên như các kiến trúc cơ bản khác. Nằm cao nhất là mái giữa, bên cạnh là hai mái mang nét tương đồng kiểu kiến trúc cổng ở các phủ vua chúa.
Qua cổng tam quan du khách đi theo lối vào sân chùa sẽ thấy các câu đối mang nét phong cách Khải thư và được tạo từ các mảnh sứ màu xanh. Khi ngắm nhìn kĩ, du khách sẽ nhận ra sự công phu, tỉ mỉ của các nghệ nhân. Nét đẹp hài hòa mang lại sự cổ kính, trang nghiêm cho ngôi chùa Láng.
Khoảng sân ở giữa được làm từ gốm Bát Tràng vừa tạo vẻ đẹp, vừa thuận tiện đi lại cho du khách. Ngay giữa sân là sập đá nơi đây sẽ là nơi đặt kiệu thánh vào các ngày lễ hội. Đi sâu vào phía trong chính là Tam quan nội với thiết kế mái được chồng chéo bốn lớp song song nhau, trụ đứng ở giữa là hai hàng gạch tạo thành thiết kế nhà ba gian.
Phía trong khi đi qua Tam quan nội con đường dẫn vào chính điện. Hàng cây muỗm cổ thụ cao rợp bóng được trồng xung quanh hai bên, phía dưới được lát gạch tạo nên vẻ bề thế, tĩnh mịch mà lại vô cùng thoáng đãng.
Nhà bát giác trong chùa Láng
Giữa sân chùa là nhà bát giác với thiết kế ấn tượng tạo điểm nhấn cho du khách và cũng là nơi đặt tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Nhà Bát Giác còn có tên gọi khác là nhà Bảo Cái đặt và xây cất ngay ở giữa sân chùa. Chùa Láng mang nét kiến trúc vô cùng khác biệt mà ta ít thấy ở các ngôi chùa khác. Nhà Bát Giác được thiết kế với mái hai tầng trồng song song lên nhau, mái ở trên nhỏ hơn mái ở dưới.
Đặc biệt nhất chính là bên trên được đắp tám con rồng mang ý nghĩa cho 8 đời vua Lý. Tiến sâu vào bên trong khi đi qua nhà Bát Giác chúng ta sẽ thấy các công trình chính của chùa gồm: nhà Bái Đường, toà Thượng Điện, nhà Tổ, nhà Tăng phòng, các dãy hành lang và nhà thiêu hương. Ở hai đầu đốc tòa tiền đường là động thập điện Diêm Vương rất đẹp, như một bức tranh miêu tả lại các hình phạt khi xuống địa ngục.
Tổng quan chùa Láng được thiết kế xây dựng kiến trúc “nội công ngoại quốc”, bao gồm 100 gian. Lối kiến trúc này là kiểu hành lang dài. Nhà tiền đường và nhà hậu đường được nối với nhau tạo thành khung hình chữ nhật khép kín; Nhà thượng điện hoặc nhà thiêu hương sẽ nằm ở giữa. Chùa được xây dựng vào thời Lý nên mang đậm văn hoá nghệ thuật với ba lớp tam quan.
Kinh nghiệm tham quan chùa Láng
Ở bất cứ nơi đền, chùa, thờ phụng hay các cơ sở tôn giáo bất kỳ nào cũng đều sẽ có những quy tắc chung cho các khách tham quan du lịch và chùa Láng cũng không ngoại lệ. Các bạn hãy cùng tuân thủ làm theo sẽ giúp mỗi địa điểm gìn giữ được nét đặc trưng, cổ kính vốn có và ngày càng phát triển tốt hơn.
Cách di chuyển đến địa phận của chùa Láng
Một số nhà ga ở gần chùa Láng bạn nên biết để thuận tiện sử dụng đến tham quan như:
- Ga nằm gần trường THCS Láng Thượng – 159 chùa Láng cách chùa 72 mét.
- Phía bên kia trường THCS Láng Thượng – Chùa Láng.
- 1014 đường Láng khoảng cách đến chùa chỉ 466 mét, thời gian chỉ 7 phút di chuyển.
- Tại Phường Yên Hoà, đi qua cầu cót 100m sẽ tới (Qua Cầu Cót Khoảng 100m) tới chùa chỉ cách 762 mét với 10 phút di chuyển là tới.
- 1178 đường Láng khoảng cách tới chùa 933 mét và 13 phút di chuyển.
- (B) Cầu Giấy khoảng cách 943 mét, 13 phút di chuyển.
- (A) Cầu Giấy khoảng cách 991 mét, 13 phút di chuyển.
- Điểm trung chuyển khu vực Cầu Giấy – Gtvt 01 khoảng cách 1km, 15 phút di chuyển.
- Điểm trung chuyển khu vực Cầu Giấy – Gtvt 02 khoảng cách tới đây là 1,1km, 15 phút di chuyển.
- Gần chùa Láng có các trạm dừng xe bus như: số CNG05, số 27, số 09B, số 09BCT, số 28.
Nếu bạn có các phương tiện đi lại cá nhân thì bạn hoàn toàn có thể chủ động di chuyển để thuận tiện nhất cho hoạt động thăm quan và vui chơi của mình khi tới chùa Láng.
Đừng bỏ lỡ những món ăn siêu ngon
Trong chùa Láng ở một số vị trí nhất định, du khách sẽ được dâng lễ mặn khác so với những ngôi chùa xung quanh. Bên cạnh đó, nếu bạn là một tín đồ cuồng ăn vặt thì không thể bỏ lỡ thiên đường khi đến khu vực chùa. Đó là “thiên đường ẩm thực” với muôn vàn món ăn vặt vô cùng đa dạng, hấp dẫn. Giá thành thì rất hợp lý, phù hợp túi tiền của học sinh – sinh viên do xung quanh phố là nơi tập trung của ba trường đại học.
Kết luận
Hi vọng sau khi đọc xong bài viết trên đây, các bạn đã có thể biết thêm một di tích lịch sử lâu đời, nắm được nguồn gốc lịch sử, vị trí tọa lạc, dịp tổ chức lễ hội và kiến trúc độc đáo của ngôi Chùa Láng này. Chúc các bạn bỏ túi được nhiều kinh nghiệm để chuyến tham quan được thuận lợi và trải nghiệm một cách tuyệt vời nhất!