Nếu du khách muốn tìm kiếm một địa điểm du lịch tâm linh thì không thể bỏ qua đền cô Chín tại Thanh Hóa, nơi đây mang vẻ đẹp thanh tịnh, bình yên. Với những nét nổi bật của mình, đền cô Chín thu hút đông đảo du khách đến tham quan và dâng hương nhằm bày tỏ tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc.
Tại sao lại có cái tên đền Cô Chín?
Đền cô Chín hay đền chín giếng được biết đến là một trong số những ngôi đền thiêng nhất nhì Thanh Hóa. Theo người dân ở đây thì đền là nơi thờ chính của cô Chín Sòng Sơn, Mẫu Cửu, Chân Cửu.
Sự tích về nguồn gốc của đền thờ cô Chín Thanh Hóa được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với nhiều dị bản khác nhau. Trong đó có hai sự tích nổi tiếng nhất và thường được người dân ở Thanh Hóa coi là sự tích về nguồn gốc hình thành của ngôi đền thiêng bậc nhất xứ Thanh này.
Đền cô Chín trải qua bao nhiêu năm hình thành và phát triển ?
Thanh Hóa có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút du khách bởi cảnh quan, non nước hữu tình. Đặc biệt một địa điểm du lịch tâm linh vô cùng linh thiêng đã trở thành niềm tự hào của không ít người con Thanh Hóa chính là đền Chín Suối.
Cách di tích lịch sử văn hóa đền Sòng Sơn 1km, tên của ngôi đền được người dân nơi đây đặt tên từ việc 9 miệng giếng ở đó quanh năm không bao giờ cạn nước. Đây cũng là điểm đặc biệt giúp thu hút, kích thích sự tò mò và mong muốn khám phá của du khách.
Được khởi công xây dựng vào thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông vào cuối thế kỉ XVIII, đến năm 1939 được chính thức tu sửa và cải tạo. Năm 1993, ngôi đền này được nhà nước công nhận là một di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia. Như vậy có thể nói, đến nay đền Chín Giếng đã trải qua hơn 2 thập kỷ hình thành và phát triển.
Những điểm nổi bật thu hút du khách của đền cô Chín Thanh Hóa
Khi đến với đền Chín Giếng ngoài những truyền thuyết liên quan đến sự tích hình thành, nguồn gốc kì bí của ngôi đền, thì những điểm thu hút nổi bật còn nằm ở các lễ hội và cảnh vật xung quanh. Hàng năm tại đền cô Chín diễn ra hai lễ hội lớn, thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan cung như dâng hương cầu phúc. Cụ thể đó là các lễ hội vào dịp 26 tháng 2 âm lịch và mùng 9 tháng 9 âm lịch.
Lễ hội rước kiệu đền Sòng Sơn
Cùng có vị trí tại thị xã Bỉm Sơn, đền Sòng Sơn là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, vào dịp 26 tháng 2 âm lịch, người dân nơi đây sẽ tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn che chở, bảo vệ của thánh mẫu đồng thời cầu chúc bình an, may mắn.
Sở dĩ có lễ hội rước kiệu đền Sòng Sơn qua đền cô Chín là do năm xưa, khi thánh mẫu Liễu Hạnh đang lâm nguy trong cuộc chiến với Tiền Thánh Quân cô Chín đã có công cứu giúp kịp thời. Sau trận chiến, thánh mẫu và cô Chín đã kết nghĩa tình chị em. Do đó mỗi khi tổ chức lễ hội đền Sòng Sơn người dân sẽ rước kiệu qua đền nhằm cảm tạ công ơn cứu giúp cũng như khẳng định tình chị em bền chặt của hai người.
Chính hội đền Cô Chín
Ngoài dịp 26 tháng 2 du khách cũng có thể lựa chọn dịp 9 tháng 9 hàng năm để đi tham quan đền, đây là ngày diễn ra chính hội đền cô Chín. Với nhiều người dân, đây là dịp để họ về dâng hương bái lễ, cầu mong những điều tốt lành, đặc biệt là có những du khách đã từng cầu được ước thấy tại đây.
Điểm đặc biệt thu hút khách du lịch phải kể đến chín miệng giếng thiêng, chưa bao giờ cạn nước và nước ở nơi đây luôn trong vắt. Cũng có nhiều du khách đến đây và thực hiện nghi thức phóng sinh. Hoặc chỉ đến để có thể nhìn tận mắt những miệng giếng trong truyền thuyết này.
Bên cạnh đó, phía trong của ngôi đền còn có các ban thờ Thành Hoàng và Ngũ Vị Tôn Quan được thiết kế với sơn son thếp vàng vô cùng ấn tượng. Không chỉ đợi đến các dịp lễ hội mà ngay từ những ngày đầu năm hay các dịp cuối tuần, nơi đây cũng đã vô cùng tập nấp với các lượt khách tứ phương đổ về để dâng hương, cầu may.
Kiến trúc đền có gì đặc biệt ?
Kiến trúc của đền cô Chín mang đậm phong cách cổ thời Lê, do được xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786). Mặc dù đã trải qua hai lần trùng tu vào năm 1939 và 2004 nhưng kiến trúc nơi này vẫn giữ được những dấu ấn đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc đậm chất người Việt.
Là một ngôi đền với diện tích không quá rộng lớn, khi đến mặt trước của đền du khách sẽ nhìn thấy ngay 4 cây cột đá lớn tại nên một cánh cổng Tam Quan. Đi qua mặt trước sẽ là những bậc thang dài dẫn vào đến chính điện.
Chính điện bao gồm 3 gian với tấm biển được điêu khắc tinh xảo dòng chữ Cung thờ Cô Chín. Nơi thờ cúng đặt các bức tượng cô Chín, ban thờ Thành Hoàng, Ngũ Vị Tôn Quan,… bên cạnh đó là thiết kế mái ngói đỏ, hoa văn chạm khắc hình rồng phượng là nét đặc trưng nổi bật trong văn hóa dân tộc.
Đền cô Chín tọa lạc tại địa chỉ nào?
Địa chỉ đền Cô Chín Giếng tọa lạc tại đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, nơi đây chỉ cách Hà Nội khoảng 130km, có hệ thống giao thông thuận lợi cho nên nơi đây đón lượng khách du lịch rất lớn mỗi năm.
Sự tích về nguồn gốc đền cô Chín Thanh Hóa
Cụ thể, truyền thuyết dân gian kể rằng cô Chín là một vị thần vô cùng tài giải, thần thông các phép biến hóa lại giỏi thuật xem bói, chưa từng nói sai một quẻ nào. Dưới trần thế ai phạm tội đều bị cô đem về tâu rõ với Thiên Đình rồi thu giam hồn phách.
Trong suốt khoảng thời gian ngao du đất Việt, cô Chín Sòng Sơn vô cùng yêu thích cảnh đẹp hút hồn của xứ Thanh nên đã cho hội họp thần nữ năm ba vạn cát, dùng gỗ sung làm nhà, cây si làm võng. Nhân dân cầu đảo thấy linh nghiệm nên đã lập đền để thờ cô ngay tại đó.
Kinh nghiệm đi lễ đền cô Chín Thanh Hóa
Đền cô Chín Thanh Hóa hàng năm tiếp đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan, dâng hương cầu may, để đến được nơi đây du khách cần biết một số kinh nghiệm sau:
Đi đến đền thờ Cô Chín bằng cách nào?
Có nhiều phương tiện có thể dùng để di chuyển đến đền cô Chín. Nếu đi từ Hà Nội về Thanh Hóa, du khách chỉ cần phải đi quãng đường 130 km, nên sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô cũng có thể dễ dàng đến nơi. Khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân, du khách chú ý việc sử dụng các ứng dụng chỉ đường, đi từ tuyến đường Giải Phóng (Hà Nội) hướng ra quốc lộ 1 cũ và đi qua địa phận tỉnh Hà Nam, Ninh Bình sau đó rẽ thẳng đến thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa).
Nếu không muốn sử dụng các phương tiện cá nhân thì du khách cũng có thể đặt xe khách, hiện nay có không ít các nhà xe cung cấp chuyến xe đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa với giá vé dao động từ 70.000 đến 100.000 đồng/ lượt. Tuy nhiên vào những dịp lễ hội du khách cần đặt trước để tránh tình trạng cháy vé.
Ngoài ra đối với các khách du lịch ở những vùng khác Hà Nội, bạn cũng có thể đặt xe khách hoặc thuê xe riêng theo tour từ 15 đến 20 người để tiết kiệm chi phí cũng như được đưa đón tận nơi, không phải mất nhiều công sức di chuyển.
Nên đến đền cô Chín vào khoảng thời gian nào?
Du khách hoàn toàn có thể đi tham quan và viếng lễ đền cô Chín vào tất cả các mùa trong năm, các dịp cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ. Trong đó có hai dịp thường được nhiều khách du lịch lựa chọn là ngày 26 tháng 2 và mùng 9 tháng 9 âm lịch.
Đó là thời điểm diễn ra hai lễ hội nổi tiếng nhất tại đền là Lễ hội rước kiệu đền Sòng Sơn và Chính hội đền. Đây là hai dịp khách tham quan có thể trải nghiệm không khí lễ hội truyền thống đậm chất văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa của người dân xứ Thanh nói chung.
Lễ cô Chín bao gồm những gì?
Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, du khách khi cầu may để chứng giám được lòng thành thì nên chuẩn bị lễ dâng lên Cô Chín. Lễ được chuẩn bị phụ thuộc vào từng cá nhân, chủ yếu là tùy tâm của người dâng lễ, cũng không quan trọng món chay, món mặn.
Tuy nhiên cần lưu ý về số lượng hoa quả, trầu cau nếu có trong lễ thì phải là số lẻ. Theo chia sẻ thì một lễ Cô Chín sẽ bao gồm 12 quả cau, 12 lá trầu và 9 bông hoa hồng. Bên cạnh đó cũng có thể sắm thêm nón, hài, tiền vàng, võng,…tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng du khách.
Cầu ước gì khi đến đền cô Chín?
Đền cô Chín là ngôi đền vô cùng thiêng liêng nên có rất nhiều người đến đây để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong cuộc sống. Thông thường mọi người khi đến đây sẽ cầu mong sức khỏe, bình an, may mắc, cầu mong sự nghiệp, học hành suôn sẻ. Du khách có thể cầu mong nhiều điều khác nhau song cần phải thành tâm cũng như tuyệt đối không được tham lam, giữ lễ cầu, nếu không thì điều mong cầu sẽ khó thành.
Một số lưu ý khi đi đền thờ Cô Chín Thanh Hóa
Đối với những du khách chưa từng đi đền cô Chín muốn tìm hiểu về ngôi đền này thì cần biết một số lưu ý chính sau đây:
- Khi đi dâng lễ, nên khấn trước ở bàn thờ đá phía trước điện chính, nhiều du khách bỏ qua phần này. Tuy nhiên theo người dân ở đây, thắp hương và dâng lễ ở đây được tính là một hình thức xin phép vị quan cai quản đền cho mình được dâng hương cô Chín.
- Sau khi dâng lễ ở ngoài điện chính, du khách sẽ vào trong và đọc văn khấn cầu may, đồng thời nên đợi sau một tuần hương mới hạ lễ. Đây là một nghi thức thể hiện tấm lòng thành của người dâng hương.
- Cần chú ý trang phục và lời nói khi vào đền, không nên mặc trang phục hở hang, bất lịch sử hay có những lời nói khiếm nhã, hành động thô lỗ làm ảnh hưởng đến sự trang trọng, thanh tịnh trong đền.
- Đối với những mùa lễ hội, du khách cần chú ý bảo quản vật chất của mình, tránh trường hợp kẻ gian lợi dụng sơ hở lấy cắp mất.
- Bên cạnh đó khoảng thời gian lễ hội là thời điểm tập trung đông du khách thập phương nhất nên nếu bạn là một người không muốn chen chúc hoặc không thích những nơi đông người thì có thể lựa chọn các dịp trong tuần hoặc cuối tuần ít người để đến và dâng hương.
Kết luận
Đền cô Chín không chỉ nổi tiếng với sự linh thiêng mà còn là địa điểm có những cảnh đẹp và không gian vô cùng thanh tịnh. Nếu có thời gian, muốn cùng gia đình cầu mong những điều tốt lành thì đền sẽ là một địa điểm vô cùng lý tưởng. Tuy nhiên du khách hãy nhớ kỹ một vài lưu ý để có được một chuyến đi vui vẻ nhất bên những người thân yêu.