Chùa yên tử Quảng Ninh chính là điểm du lịch cực kỳ thu hút đông đảo du khách đến tham quan mỗi năm. Đây cũng là địa điểm giúp cho du khách cảm nhận được một phần Phật giáo của Việt Nam. Nếu như các bạn đang quan tâm đến những kinh nghiệm để đi du lịch chùa thì hãy tham khảo ngay qua bài viết sau đây nhé.
Lịch sử hình thành và kiến trúc của chùa Yên Tử Quảng Ninh
Khi đi du lịch chùa Yên Tử, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Những con suối thơ mộng và trong vắt sẽ như dải lụa để vắt ngang qua rừng trúc. Xa xa chính là tiếng nước chảy quanh với những viên đá cực bóng nhẵn và khi ở trên đỉnh núi, bạn có thể chiêm ngưỡng cả vùng đông bắc rộng lớn. Cùng với đó chính là con sông bạch đằng đang ồn ào với những cuộn sóng.
Lịch sử hình thành cùng phát triển của chùa Yên Tử
Chùa trở thành trung tâm Phật giáo Việt Nam kể từ khi vua Trần Nhân Tông đến đây tu hành vào năm 1299. Pháp danh của ông khi đó là Hương Vân Đại Đầu Đà. Bên trên núi, trúc cũng là một loài cây cực kỳ phổ biến và nó tượng trưng cho sức sống dẻo dai cùng với vẻ đẹp thanh tao, lịch sự nhất. Đây cũng là lý do để nhà vua lựa chọn Yên Tử để làm nơi tu hành và lấy cái tên Trúc Lâm để đặt tên cho dòng Thiền mới.
Trong 19 năm tu hành, phật hoàng Trần Nhân Tôn đã cho dựng nhiều công trình lớn nhỏ để giảng kinh và truyền đạo. Trong đó có không ít ngôi chùa nổi tiếng như Phổ Minh, Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm…. Tại đây cũng đã lưu truyền lại cho đời sau nhiều tác phẩm cực nổi tiếng như: Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lực, Tăng Già Toái Sự…
Sau khi Phật Hoàng viên tịch, sư Pháp Loa và sư Huyền Quang đã kế tục sự phát triển thiền phái Trúc Lâm. Và vùng Yên Tử đã trở thành kinh đô tư tưởng của thiền phái, đánh dấu cho sự phát triển triết học cùng với tư tưởng của Việt Nam trong thế kỷ 13 và 14.
Kiến trúc của Yên Tử
Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng và linh thiêng của tỉnh Quảng Ninh, chùa không chỉ có được ấn tượng mạnh với độ cao 1068m mà còn nhờ lối kiến trúc cực kỳ độc đáo. Nơi đây mang đậm những kiến trúc phật giáo ở cổng tam quan với hai tầng tám mái cực kỳ uy nghi. Mái chùa đều được lợp ngói và uốn cong theo hình đầu đao hướng thẳng lên trời. Toàn bộ cột ở chùa đều được dựng bằng gỗ lim cực chắc chắn và dưới chân có phiến đá lớn quanh.
Khái quát toàn cảnh khu vực chùa Yên Tử
Danh thắng Yên Tử cũng được mệnh danh chính là đệ nhất linh sơn của nước ta với vô số di tích lịch sử. Cùng với đó là phong cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp nên núi yên tử còn được gọi là Bạch Vân Sơn. Trên núi có mây trắng bao phủ quanh năm đã tạo nên những khung cảnh hữu tình, huyền bí nhất.
Bên cạnh chùa Yên Tử là những thắng cảnh kỳ vĩ như thác Vàng, thác Ngũ Đới hay thiên môn, rừng trúc. Xen cùng với đó chính là những ngôi chùa, đền, tháp cổ kính gắn liền cùng các truyền thuyết xa xưa. Khu danh thắng này bao gồm 10 ngôi chùa lớn cùng với hàng trăm các am, tháp mô của thiền sư, tượng đá, bia phật, nhất là chùa Đồng. Đây là chùa được làm hoàn toàn từ Cu với kết cấu vững chắc đặt trên sập dáng như bông hoa sen nở.
Ở chùa Yên Tử, du khách cũng sẽ nhìn được toàn cảnh các vùng Đông Bắc với các đảo nhỏ thấp thoáng ở trong khu du lịch Vịnh Hạ Long với dải mây phía dưới. Điều này sẽ giúp các bạn có một cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản như đang được ở trên cõi thần tiên kỳ diệu và là ranh giới của đất, trời.
Một số kinh nghiệm từ A-Z khi đi chùa Yên Tử
Để có thể giúp các bạn hiểu được những kinh nghiệm để đi chùa một cách hiệu quả hơn thì nên tham khảo bài viết sau:
Nên đi du lịch chùa Yên Tử mùa nào?
Bạn có thể đi chùa Yên Tử ở Quảng Ninh nên dù là ở thời điểm nào trong năm đều có những hoạt động thú vị. Nhất là ở thời gian mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Khi đó cũng là thời gian diễn ra lễ hội nên chùa luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
Dẫu vậy nếu bạn đi chùa Yên Tử vào những dịp lễ hội sẽ rất đông và các bạn có thể phải chịu cảnh chen chúc khó chịu. Nếu không tích tình trạng này thì bạn có thể đến du lịch vào tháng 3 sẽ thưa người hơn.
Đường đi chùa Yên Tử thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh
Để đến với danh thắng này không hề khó khăn trong việc di chuyển và nhiều phương tiện các bạn có thể lựa chọn cho chuyến đi. Du khách hoàn toàn có thể chọn xe máy cá nhân, ô tô hoặc xe khách để đến với địa điểm này qua 2 hướng đi:
- Nếu đi theo hướng Hải Phòng, Nam Định, Thái BÌnh thì chỉ cần đến địa phận thành phố Uông Bí, ngã ba QL10 và QL18 thì rẽ trái. Sau đó các bạn đến đền Trình rồi đi thẳng chừng 10km là đến.
- Đi từ Hà Nội: Bạn đi bằng phương tiện của mình về hướng Bắc Ninh đến QL18 thì rẽ ở đền Trình chừng 10km nữa là tới chân chùa.
Đường lên Yên Tử
Đường đi lên chùa Yên Tử ngày càng phát triển hơn nên quá trình di chuyển cực kỳ dễ dàng. Tùy theo các sở thích mà các bạn có thể chọn leo bộ hoặc đi bằng cap treo.
- Đi cap treo: Những bạn không có đủ sức khỏe cùng thời gian nghỉ ngơi thì nên lựa chọn đi cáp treo theo Yên Tử là phù hợp nhất. Cùng với thời gian dài hơn 1,2km lên đến độ cao gần 450m chùa Hòa Yên.
- Leo bộ đến chùa Yên Tử: Nếu như các bạn có đủ sức khỏe và thời gian lại muốn khám phá thiên nhiên hùng vĩ thì có thể đi bộ chừng 6km dưới các tán trúc. Giờ đây đường đi bộ đã được gia cố bằng những bậc thang nên quá trình di chuyển là cực kỳ dễ dàng và thuận lợi.
Những trang phục khi đến chùa
Những ngôi chùa đều là nơi linh thiêng nên vì thế các bạn cần phải chú ý đến việc ăn mặc khi đến dâng hương. Không chỉ riêng chùa Yên Tử mà bất cứ ngôi chùa nào các bạn cũng cần phải mặc đồ theo một cách kín đáo và lịch sự nhất. Thường nhiều du khách sẽ đến đây theo dịp đầu năm nên thời tiết khá lạnh và chùa cũng ở trên cao. Vì thế các bạn cần chú ý đem theo những chiếc áo khoác. Hoặc nếu bạn chọn leo bộ thì cần chuẩn bị một đôi giày thể thao tốt, êm chân để di chuyển cho thoải mái.
Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa Yên Tử
Một số khu vực Yên Tử gồm những địa điểm cùng với kiến trúc phật giáo chính xác như sau:
Ngôi chùa Bí Thượng
Ngôi chùa này được xây dựng từ thời Hậu Lê và trên mặt nền kiến trúc hình chữ Nhất. Khu vực này cũng được trùng tu và tôn tạo nhiều lần trong lịch sử nhưng đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1993, ngôi chùa này được xây dựng lại nên nền kiến trúc hình chữ Đinh và quay về hướng Tây Nam. Hai dãy tả hữu thờ thập bát la hán cùng kiến trúc đơn giản.
Chùa Suối Tắm
Chùa được dựng dưới chân núi sát bên bờ suối Tắm và có bố cục mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh chúng gồm 3 gian 2 chái và một gian hậu cung cùng mái lợp ngói mũi hài. Ngôi chùa này cũng nằm trong khu di tích chùa Yên Tử mà bạn không nên bỏ qua khi đến.
Ngôi chùa Cầm Thực
Chùa nằm bên trái con đường vào chùa Yên Tử và được dựng từ thời Trần. Bố cục của kiến trúc kiểu chữ Nhất với 6 gian nay chỉ còn móng. Dựa vào các dấu tích còn lại chùa đã được xây dựng vào năm 1993 cùng các hạng mục là chùa chính, nhà mẫu cùng công trình phụ.
Chùa Lân
Đây vốn là một ngôi chùa có quy mô lớn cùng với các công trình đồ sộ nhưng đã bị hủy hoại theo thời gian. Năm 2002, chùa được xây dựng lại với các hạng mục chính diện cùng nhà tổ, lầu chuông, tam quan, trưng bày… Chính điện cũng được xây theo khối vuông và chồng diêm 2 tầng 8 mái.
Ngôi chùa Giải Oan
Chùa đã từng trải qua những thăng trầm của lịch sử nhưng đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1994, nhân dân xây dựng lại chùa gồm các hạng mục chính như nhà mẫu, nhà tổ, nhà tu lễ, nhà bếp cùng các công trình khác. Chùa được xây trên kiểu kiến trúc chữ Đinh gồm 3 gian 2 chái tiền đường, 1 gian hậu cung.
Cụm tháp Hòn Ngọc
Cụm tháp này được xây trên một gò đất khá rộng và bằng phẳng với 3 tháp đá, 1 tháp gạch. Những tháp được làm bằng đá gạo và một tầng do các phiến đá được tạo mộng để ghép lại với nhau. Bệ được thực hiện theo kiểu thót ở giữa và giật cấp ra hai bên. Một mặt thân tháp đều có cửa vòm và bên trong có bát hương cùng bài vị.
Khám phá một số thông tin thú vị tại Yên Tử Quảng Ninh
Với những bạn muốn đi du lịch tại chùa Yên Tử trong 1 ngày thì có thể khám phá những điều thú vị qua lịch trình sau:
- Buổi sáng: Xuất phát từ Hà Nội cho đến chân núi, sau khi gửi xe bạn tham quan chùa Giải Oan rồi ra cáp treo, đi lên Tháp Tổ. Tiếp theo bạn tham quan chùa Hoa Viên, chùa Một Mái, tháp 9 tầng và đi bộ khoảng 700m.
- Buổi trưa: Sau khi các bạn tham quan chùa Đồng thì đi cáp treo về chùa Hoa Viên để ăn nghỉ.
- Buổi chiều: Du khách đi cáp treo về điểm ban đầu, sau đó lấy xe và tham quan thiền viện Trúc Lâm, chùa Cẩm Thực…
Ngoài ra nếu có thời gian, các bạn cũng có thể kết hợp tham quan chùa Yên Tử cùng chùa Ba Vàng cũng khá thú vị. Hai ngôi chùa này cũng không ở cách nhau quá xa.
Lời kết
Bài viết trên về chùa Yên Tử đã được chúng tôi giới thiệu chi tiết đến với các bạn. Nhìn chung những thông tin cũng như lịch trình để tham quan chùa đã được chúng tôi chia sẻ một cách cụ thể. Các bạn hãy nhanh chóng lưu ngay các địa điểm tham quan cũng như lịch trình lại để tham khảo và có chuyến đi vui vẻ nhất nhé.