Nam Định chính là nơi đang lưu giữ cũng như bảo tồn nhiều giá trị lịch sử lâu đời cho dân tộc. Với 3 lần đại thắng Nguyên Mông, nhà Trần chính là triều đại hưng thịnh của nước ta và di tích đền Trần Nam Định là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói này. Nếu như có ý định đến tham quan đền thì các bạn hãy tìm hiểu ngay với bài viết sau nhé.
Lịch sử đền Trần Nam Định
Đền Trần Nam Định được xây dựng trên nền của phủ Thiên Trường ngày xưa. Đây cũng chính là phế tích của vương triều nhà Trần và được xem là kinh đô thứ 2 của Đại Việt. Năm 1258, quân Nguyên Mông đã sang xâm lược nước ta lần thứ nhất và vua Trần Thái Tông đã có những chiến thuật đúng đắn để phản kích.
Sau thời gian bền bỉ đấu tranh, quân ta đã đánh đuổi đại quân Nguyên Mông về nước và được vua phong tước cho những người có công đánh giặc tại Thiên Trường. Về sau, quân Minh đã phá hủy phủ Thiên Trường và sau đó khu di tích đền Trần được xây dựng trên nền phủ xưa như một cách để tưởng nhớ các vị vua nhà Trần.
Những thông tin bạn nên biết về đền Trần Nam Định
Khu di tích đền Trần Nam Định được xem là di tích lịch sử lớn nhất của nước ta được tọa lạc tại đường Trần Thừa, thành phố Nam Định. Đền Trần còn được gọi là Trần miếu được xây dựng vào cuối thế kỷ 17. Đền được dựng lại trên đất thái miếu cũ từng bị quân xâm lược phá hủy vào thế kỷ 15.
Đến tham quan đền Trần, bạn có thể đến và tham khảo quanh những địa điểm du lịch sử cực kỳ nổi tiếng. Tại đây cũng gắn liền với những điểm du lịch tâm linh cùng với văn hóa, lịch sử dân tộc như chùa Keo Hành Thiện, chùa Phổ Minh, cột cờ Thanh Nam…
Một vài công trình kiến trúc hấp dẫn tại đền Trần
Khu di tích đền Trần Nam Định gồm 3 công trình chính là đền Thiên Trường, Cố Trạch và Trung Hoa. Cả 3 đền đều có những kiểu dáng cùng quy mô gần tương tự nhau với phía trước có cổng ngũ môn. Đi qua cổng chính là hồ nước trong veo hình chữ nhật. Cụ thể:
Đền Thiên Trường
Đền còn được gọi là đền thượng có vị trí ở gần trung tâm khu di tích đền Trần Nam Định. Khu vực này được xây dựng nền nền thờ của gia tộc họ Trần và đằng sau là Thái Miếu cùng cung Trùng Quang. Đây chính là nơi các thái thượng hoàng của nhà Trần sinh hoạt và làm việc và cũng còn những dấu tích thông qua các ghi chép lại.
Thiên Trường bao gồm 9 tòa cùng 31 gian, khi bước vào đền, các bạn sẽ thấy tiền đường trung đường và chính tẩm. Hầu như các khung đều dùng hỗ lim, mái đền lợp ngói, nền lát gạch. Tiền đường cũng bao gồm 5 gian cùng với chiều dài 13m, bên trong có 12 cột cái cùng cột quân. Tiền vào bên trong, bạn cũng có thể thấy được các bài vị của hoàng đế nhà Trần.
Đền Cố Trạch
Đây còn được gọi là đền Hạ và nó nằm ở phía Đông của khu di tích đền Trần. Theo như văn bia được ghi lại, vào năm 21 đời vua Tự Đức, người dân đã đào được một mảnh bia vỡ ở phía Đông, trên có ghi dòng chữ “Hưng Đạo thân vương cố trạch”. Vào năm 1895, đền đã được xây dựng cong và được đặt tên là Cố Trạch Từ.
Tên này mang đến những ý nghĩa là nhà cũ và được dùng làm nơi thờ tự Trần Hưng Đạo cùng gia đình và gia tướng. Ở tiền đường đền cố trạch đặt bài vị của 3 gia tướng cùng thân tín của Trần Hưng Đạo.
Đền Trùng Hoa
Đền Trùng Hoa được nằm ở bên trái đền Thiên Trường tức mặt tây của khu di tích. Đền được xây dựng từ năm 2000 và trên nền cung Trùng Hoa và thời xưa, nơi đây chính là nơi được các hoàng đế tham vấn từ Thái thượng Hoàng. Bên trong đặt 14 pho tượng bằng đồng như biểu tượng của các vị hoàng đế. Chúng được đặt tại tòa chính tẩm và trung đường.
Những điểm nổi bật bạn cần biết để tham quan du lịch gần đền Trần
Đền Trần có rất nhiều điểm để bạn có thể di chuyển đến khu di tích này dù là ở Hà Nội hay những tỉnh lân cận. Các bạn có thể tham khảo ngay trong phần nội dung sau đây:
Cách di chuyển đến đền Trần
Càng ngày những phương tiện di chuyển càng đa dạng và thuận tiện để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu di chuyển của khách hàng. Nếu như bạn đang ở Hà Nội mà muốn đến với đền Trần thì có thể mua vé xe ở các bến như Giáp Bát, Mỹ Đình hoặc Nước Ngầm. Hoặc bạn có thể tự mình di chuyển bằng những phương tiện cá nhân để đến với đền. Từ Hà Nội đến Nam Định cũng không quá xa nên bạn có thể đi về trong ngày đều được.
Lễ hội đền Trần Nam Định
Mỗi năm, khu di tích này sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn là lễ khai ấn và hội đền Trần tháng 8. Hai lễ hội này luôn thu hút được đông đảo người dân địa phương cùng các du khách tứ phương về tham dự. Thông qua lễ đền Trần Nam Định, người dân cả nước đổ về Nam Định nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với công đức cho 14 vị vua nhà Trần đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước.
Thường lễ khai ấn đền Trần được tổ chức vào 14 – 14 tháng Giêng hàng năm và tối ngày 14 bắt đầu các nghi thức rước hòm từ nội cung qua cố trạch đến Thiên Trường. Đúng giờ Tý, lễ sẽ bắt đầu diễn ra và người dân địa phương cùng các du khách được phép vào đền để cúng tế. Đồng thời bạn có thể xin lá ấn đề cầu mong năm mới thành đạt và phát tài nhanh chóng.
Hội đền Trần Nam Định tháng 8 sẽ bắt đầu từ ngày 15 – 20 tháng 8 âm lịch hàng năm và phần lễ sẽ bắt đầu với những nghi thức rước đình, đền xung quanh. Người dân sẽ về dâng hương ở đền Thiên Trường và phần hội cực náo nhiệt với các hoạt động văn hóa hấp dẫn. Trong đó có thể kể đến chính là bài diễn võ 5 thế hệ cùng múa lân, đấu vật, hát kiều…
Ẩm thực địa phương khi đến đền Trần
Nhằm giúp du khách thuận tiện hơn trong việc di chuyển để tham quan từ các địa điểm. Bạn nên chọn những khách sạn thuộc khu vực trung tâm thành phố Nam Định và nên đặt các địa chỉ dừng chân ở những tuyến đường không phải đường chính. Phở bò Nam Định cũng là món ăn bạn không nên bỏ qua khi đặt chân đến với nơi này.
Thông tin về bãi gửi xe tại đền Trần
Nếu như đến với đền Trần Nam Định bằng các phương tiện cá nhân thì chắc chắn du khách cần phải có một nơi để đậu, đỗ xe. Bạn có thể yên tâm bởi bên trước cửa đền có 2 bãi đỗ xe với sức chứa cực lớn. Trước mỗi bãi đều được dán bảng giá niêm yết để du khách yên tâm không bị chặt chém hay phải trả tiền vé cao hơn. Nếu có tình huống có bãi đậu xe nào giá cao hơn thì liên hệ ngay với bên đội quản lý để được hỗ trợ kịp thời.
Thời điểm lý tưởng trong năm đến chiêm bái
Không giống với những ngôi đền khác, đền Trần Nam Định luôn tấp nập khách tham quan và chiêm bái quanh năm. Vì thế các bạn có thể đến đây ở bất cứ thời điểm nào đều được, mặc dù thời điểm lý tưởng nhất là vào lễ khai ấn đầu năm và hội đền vào tháng 8. Đây chính là thời điểm đền tiếp đón lượng du khách đông đảo nhất và được mọi người ví là đông như quân Nguyên. Đây không hề là lời nói quá bởi thời gian này luôn được mong đợi nhất trong năm.
Ngày xưa lễ khai ấn chỉ được bó lại trong không gian ở phạm vi làng Tức Mặc nhưng sau dần trở thành lễ hội lớn của Nam Định. Chiếc ấn để đóng trong lễ hội có hình vuông và được làm bằng gỗ, chế tạo ở thời nhà Nguyễn. Hai mặt Đông và Tây của viền có khắc hình rồng và mặt Nam của viền có khắc 4 chữ chìm.
Để xin được ấn này trong dịp lễ hội đền Trần Nam Định, nhiều người đã giành giật và chen lấn cực kỳ căng thẳng bởi lượng người xin ấn cực đông. Người ta cũng quan niệm rằng nếu như có được ấn thì năm đó sẽ làm ăn thuận lợi cùng với việc xua tan đi mọi đen đủi, phúc trạch tràn đầy. Đồng thời gia chủ có thể luôn bình an, tiến chức.
Lưu ý khi đến thăm đền Trần
Khi đến tham quan và chiêm bái tại đền Trần Nam Định, các bạn nên ăn mặc lịch sự nhất và không được mặc váy, hở hang. Quan trọng là khi vãng lai không được nói tục hoặc chửi bậy, nếu như đến vào các dịp lễ hội thì cần hỏi giá trước khi mua để tránh bị chặt chém. Nhất là khi thuê người viết sớ cần phải hỏi giá trước khi viết và đừng mang theo quá nhiều tiền tránh bị móc túi.
Ấn đền Trần cũng không thể giúp cho bạn được thăng quan hoặc tiến chức nên bạn đừng nên giành giật bằng mọi giá. Điều này có thể ảnh hưởng đến thân thể cùng sức khỏe của mỗi người. Nhiều năm gần đây, có những tin đồn về ấn đền nên không ít người bỏ ra nhiều tiền để mua, thậm chí là giẫm đạp lên nhau để cướp khiến cho nét đẹp của văn hóa này trở nên xấu xí hơn.
Ngoài ra bạn cũng không được vứt rác bừa bãi sau khi sử dụng xong, cần đặt ở đúng nơi theo quy định tránh gây mất mỹ quan trong đền. Đồng thời bạn cũng không nên chụp ảnh hoặc quay phim một cách tùy tiện ở những nơi trang nghiêm bên trong khu vực đền.
Lời kết
Đền trần Nam Định là một trong những khu di tích lịch sử không nên bỏ qua khi bạn muốn có những chuyến du lịch cùng trải nghiệm. Nơi đây không chỉ là một dấu ấn cho sự phát triển của lịch sử dân tộc mà còn là kinh đô thứ 2 của nước ta. Hy vọng qua những nội dung trong bài, bạn sẽ có được những kinh nghiệm để đi du lịch đền một cách hiệu quả.