Đền Hùng là một khu di tích lịch sử nổi tiếng của nước ta luôn thu hút nhiều du khách đến tham quan. Nếu bạn đang có dự định đến địa điểm này để tham quan và du lịch nhưng chưa biết lịch trình như thế nào thì hãy tham khảo bài viết sau nhé.
Bạn biết gì về Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng?
Đền Hùng được xem là một trong những di tích mang đậm dấu ấn văn hóa quan trọng của quốc gia. Đền Hùng được xây dựng ở trên núi Hùng, vốn là kế đô của Văn Lang từ 4000 năm trước. Khi đến tham quan nơi đây, bạn sẽ được ngắm nhìn những nơi được giao thoa bởi trời, đất thật hùng vĩ và linh thiêng.
Thông tin chung về đền Hùng
Đền Hùng là tên gọi chung của khu di tích lịch sử Đền Hùng, quần thể thờ phụ các vua Hùng và tôn thất trên núi Nghĩa Lĩnh. Ngôi đền này được bắt đầu xây dựng từ thời Đinh Tiên Hoàng cho đến thời Hậu Lê mới được hoàn chỉnh như hiện tại. Từ chân núi đi lên vào cổng đền, điểm dừng chân của du khách chính là đền Hạ. Tương truyền nơi này chính là chỗ Âu Cơ đẻ ra trăm bọc trứng.
Qua đền Hạ chính là đền Trung và là nơi các vua Hùng làm nơi họp bàn cùng với chư hầu lạc tước. Đỉnh núi chính là đền Thượng, đây là lăng Hùng vương thứ 6, bên dưới xuống tây nam là đền Giếng, nơi có giếng nước quanh năm trong vắt. Tương truyền rằng ngày xưa các công chúa thường gội đầu tại đây.
Lễ hội đền Hùng gồm hoạt động gì?
Lễ hội đền Hùng sẽ bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đến tính chất nghi thức truyền thống cùng hoạt động khác. Các hoạt động văn hóa đều mang tính chất nghi thức hiện nay vẫn còn chính là rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đây chính là 2 lễ nghi được cử hành đồng thời trong ngày chính hội.
Đám rước của lễ hội đền Hùng sẽ xuất phát từ chân núi rồi tiến dần đến đền Thượng, nơi tổ chức dâng hương. Đây là đám rước tưng bừng với âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc của cờ hoa, lọng, kiệu… Dưới tán lá cây cổ thụ luôn có những âm vang trầm bổng của trống đồng và các trang phục cổ truyền đầy màu sắc.
Vị trí và quá trình hình thành phát triển của đền Hùng
Để có thể du lịch đền Hùng chính xác, các bạn cần phải tìm hiểu về vị trí của đền:
Vị trí chính xác của đền
Đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Linh thuộc đất Phong Châu nay là xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Quần thể di tích nằm từ chân núi lên đến đỉnh núi Nghĩa Lĩnh cao 175m trong một khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt. Ngọn núi này giáp với các xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh cùng với ngoại ô thành phố Việt Trì cách khoảng 10Km. Theo cuốn ngọc phả Hùng Vương thì thời các vua Hùng đã xây dựng cung điện tại núi Nghĩa Lĩnh này.
Quá trình phát triển của đền
Đền Hùng được chính bộ VH-TT xếp hạng là khu di tich đặc biệt của quốc gia năm 1962. Đến năm 1967, chính phủ nước ta đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm xung quanh đền. Đến năm 1994, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể khu di tích lần thứ nhất để tạo tiền đề cho quá trình xây dựng các công trình cùng hạng mục mới.
Đến năm 2001, chính phủ tiếp tục ban hành nghị định số 82/2001/NĐ-CP về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng quanh năm. Theo đó ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm đã trở thành quốc lễ, giỗ tổ Hùng Vương. Từ đó các công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích để tiếp đón lượng du khách ngày càng lớn.
Năm 2012, UNESCO đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ tại đền Hùng thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Điều này đã thể hiện được nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc cùng với gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này cũng được thể hiện rõ ràng ở yếu tố thờ phụng Hùng Vương là quốc tổ.
Sự tích bí ẩn và thú vị xung quanh đền Hùng
Sự tích về đền Hùng cũng được lưu truyền thông qua nhiều thế hệ với những điều hấp dẫn và thú vị nhất. Có nhiều giả thuyết xoay quanh 18 đời vua Hùng bởi con số 18 đời vua trị vì hơn 2600 năm đã gây ra không ít hoài nghi. Một số khác lại cho rằng không 18 ứng với các đời vua Hùng mà là 18 nhành tổng cộng 180 đời vua.
Dữ liệu này cũng được tìm thấy trong các bản ngọc phả và thần tích được biên soạn năm phúc nguyên niên của đền Hùng. Hoặc như trong tác phẩm tân đính Lĩnh Nam chính quái cũng viết thành 18 nhành vua Hùng. Có những thuyết trên bởi người ta nghi hoặc không ai có thể sống lâu được như vậy.
Các di tích chính trong quần thể đền Hùng
Khi tham quan quần thể di tích lịch sử đền Hùng, các bạn có thể tham khảo những di tích chính như sau:
Đền Hạ
Theo như những gì truyền lại thì đây chính là nơi mẹ Âu Cơ sinh được trăm bọc trứng và đó chính là nguồn gốc của dân tộc ta. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” chính là nơi Âu Cơ ấp trứng nằm ở phía sau ngôi đền. Đền được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 với những kiến trúc đơn sơ mà không quá nhiều họa tiết trang trí hoặc điêu khắc.
Ở chân đề Hạ còn có Nhà Bia với lối kiến trúc hình lục giác gồm 6 mái. Trong nhà trước đây đặt một tấm bia ghi chép lại việc tu sửa đường lên núi Hùng. Hiện nay ở bia còn có lời dặn dò của Bác Hồ khi đến thăm đền vào năm 1945.
Chùa Thiên Quang bên trong đền Hùng
Chùa được đặt cạnh đền Hạ và thờ Phật theo hệ phái Đại Thừa, trước sân có 2 tháp sư hình trụ cao đến 4 tầng. Trên gác cũng treo một quả chuông và không ghi niên đại. Nhưng người ta đoán quả chuông được đúc ở thời Hậu Lệ nhờ vào dòng chữ được khắc trên thân.
Đền Trung
Theo như truyền thuyết thì đây chính là nơi để vua Hùng và các chư Hầu cùng nhau đi thăm thiên nhiên và bàn bạc quốc sự. Tại đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu, người đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày.
Đền Thượng
Đền Thượng nằm ở trên đỉnh núi Hùng và tên chữ của đền chính là Vương Thiên Liên Điện hoặc còn gọi là Cửu Trung Thiên Tiên Điện. Đền được xây dựng bên trong đền Hùng khá đơn giản và không có nhiều họa tiết chạm khắc. Bên trái có cột đá thề được tương truyền là lời của Thục Phán khi vua Hùng thứ 18 lên ngôi sẽ bảo vệ sông suối của đất nước. Đến năm 1968, bộ VH Vĩnh Phúc đã trang trí lại bệ tượng như ngày hôm nay.
Lăng Hùng Vương
Lăng Hùng Vương được cho là lăng mộ của đời vua thứ 6 được xây dựng vào năm tự đức thứ 27. Mộ phần nằm ở phía Đông của Đền Thượng với diện tích khá khiêm tốn. Những mặt như Tây, Đông, nam đều có cửa hình vòm cùng hai bên có hình kỳ lân, 4 bức tường được trang trí bằng hoa và đá với bên trong là mộ vua hùng.
Đền Giếng
Tương truyền lại, nơi đây là chỗ của 2 công chúa đời vua hùng thứ 18 soi gương và buộc tóc khi theo cha đi du ngoạn. Hai bà đã có công dạy cho dân ta trồng lúa nước và điều chế nước nên người dân đã lập đề thờ tại nơi này.
Những kinh nghiệm, lưu ý khi đi du lịch đền hùng
Nếu như các bạn vẫn chưa biết đi như thế nào khi đến đền Hùng thì dưới đây chính là một số lịch trình các bạn có thể tham khảo:
Kinh nghiệm tham quan đền Hùng
Lịch trình thứ nhất: Đầu tiên bạn thắp hương đền thờ quốc tổ Lạc Long Quân và di chuyển đến đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ. Sau đó bạn vào viếng thăm đền thờ vua rồi đến đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung và Thượng. Sau cùng bạn di chuyển xuống giếng Cổ để đến đền giếng và ghé thêm những địa điểm khác nếu muốn.
Lịch thứ 2 khi tham quan đền Hùng: Bạn bắt đầu thắp hương tại đền Tổ Mẫu Âu Cơ, sau đó di chuyển đến đền thờ các vua Hùng rồi tiến vào đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng. Sau đó bạn di chuyển đến giếng cổ để vào đền Giếng rồi ghé thăm các địa điểm khác. Cuối cùng bạn về đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và kết thúc hành trình tham quan của mình.
Lịch thứ 3 đến đền Hùng: Với lịch trình này, bạn đi từ cổng trung tâm lễ hội di chuyển lên đền thờ các vua Hùng rồi đến đền hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, Thượng. Sau đó bạn xuống đến giếng cổ để xuống đền giếng và sau đó ghé thăm đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ. Cuối cùng du khách đến đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân rồi kết thúc hành trình.
Những lưu ý khi tham quan đền
Một lưu ý quan trọng khi bạn tham quan đền Hùng chính là trang phục cần chỉn chu, lịch sự. Mặc dù đi du lịch nhưng đây là nơi trang nghiêm và thờ cúng nên du khách cần phải ăn mặc không quá hở hang cũng như không nên chụp hình ở bên trong các đền, thờ.
Bạn nên chuẩn bị tiền dự trù để ăn uống và vui chơi thoải mái tại đền Hùng và phòng hờ cho những tình huống phát sinh bất ngờ. Tuy nhiên vì lượng khách du lịch đổ về hàng năm khá lớn, nhất là trong ngày lễ nên bạn cần sử dụng balo, túi xách, chắc chắn trước khi di chuyển đến nơi đông người.
Với những bạn tự mình đi xe máy, ô tô đến đền Hùng thì đừng quên mang theo đầy đủ các giấy tờ tùy thân như CCCD, bằng lái xe… Đồng thời du khách cũng nên chuẩn bị những dụng cụ sửa xe căn bản để đề phòng cho những tình huống xe gặp vấn đề.
Lời kết
Trên đây chính là những thông tin tổng hợp về kinh nghiệm đi du lịch đền Hùng được chúng tôi chia sẻ. Các bạn có thể chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt cùng với tinh thần vui vẻ để chuyến đi càng có ý nghĩa hơn. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp các bạn có được thông tin cần thiết để có kỳ nghỉ lễ đáng nhớ.