Chùa Trăm Gian hay còn được gọi với cái tên là chùa Quảng Nghiêm hoặc chùa Tiên Lữ. Nơi đây được xếp vào hàng tứ đại danh thắng của xứ Đoài khi ngôi chùa cổ kính này được xây từ thời nhà Lý. Chùa được tọa lạc ở một ngọn đồi nằm tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin về ngôi chùa có niên đại hàng nghìn năm này nhé.
Lịch sử xây dựng của ngôi chùa trăm gian
Chùa Trăm Gian được gắn liền với truyền thuyết từ vị cao tăng Nguyễn Lữ quê ở Bối Khê. Tương truyền vào thời Trần, một người phụ nữ tại làng Bối Khê đã sinh được một đứa con trai khi mộng thấy đức Phật. Năm cậu lên 6 tuổi thì cha mẹ mất, đến 9 tuổi đã đi tu ở chùa Đại Bi trong làng.
Mặc dù tuổi không lớn nhưng cậu bé lại rất mộ đạo Phật, vừa tròn 15 tuổi đã đi du vân khắp nơi. Đến thôn Tiên Lữ, cậu quyết định ở lại đây Tu hành và 10 năm theo vị trưởng lão trong chùa để học đạo đã hiểu hết mọi phép linh thông. Tiếng lành đồn xa, vua Trần khi đó liền sắc phong là Hòa Thường, đạo hiệu là Đức Minh và mời về tu trong kinh đô.
Nhưng không lâu sau đó, ngài quyết định về làng dựng chùa mới để phổ độ chúng sinh. Năm 95 tuổi, hòa thượng Đức Minh ngồi vào trong khám gỗ và siêu thoát. Trước đó ngày đã dặn đệ tử để 100 ngày hãy mở ra, nếu như thơm thì rút mây làm tượng thờ, còn không thì đổ ra sông Cái.
Đúng ngày, các đệ tử mở khám và kim quang của ngài thơm nức cho cả một vùng. Vì thế mà dân làng cùng chúng đệ tử liền xây tháp và thờ phụng tôn ngài là đức Thánh Bối. Từ đó đến nay, ngôi chùa này cũng thu hút đông đảo phật tử cùng với du khách đến vãn cảnh, dâng hương.
Các hoạt động khi đến tham quan chùa trăm gian
Ngôi chùa này được đánh giá có quần thể kiến trúc cổ kính và độc đáo nên thu hút được nhiều khách vãng lai. Ngoài ra, sau nhiều lần trùng tu thì hiện nay ngôi chùa Trăm Gian có tổng cộng 104 gian với 3 cụm kiến trúc chính thức. Cụ thể:
Cụm chùa Trăm Gian thứ nhất
Ngôi chùa này nằm ngay ở lối ra vào, cụm thứ nhất gồm 4 trụ cột cao 2 bên là 2 quán. Phía trước là nơi đánh cờ người trong ngày được diễn ra hội và quan sát xung quanh sẽ thấy cạnh đó là giá ngự nhìn đến hồ sen. Nơi đây chính là khu vực đặt kiệu Thánh trong lễ rước hàng năm của chùa.
Cụm thứ 2 của chùa
Sau khi bạn đi qua cổng chùa Trăm Gian, cách cụm đầu tiên khoảng 100 bậc thang sẽ đến với cụm thứ 2. Đây là một trong số ít những gác chuông cổ được xây từ năm 1693 vẫn còn lưu lại cho đến ngày hôm nay. Khu vực này khoác lên mình một vẻ đẹp cổ kính xưa cũ nhưng vẫn có được nhiều dấu ấn nghệ thuật chạm khắc độc đáo.
Cùng với kiến trúc mặt bằng vuông với hai tầng 8 mái cùng các hình chạm rồng tinh tế. Xen lẫn với đó chính là những tầng mây lửa mà chỉ khi nào quan sát kỹ càng bạn mới nhìn thấy hết được sự độc đáo cùng với tỉ mỉ trong chi tiết. Đến năm Cảnh Thịnh thứ 2, quả chuông mang tên Quảng Nghiêm cổ tự mới được đúc và trên đó có bài khắc của Phan Huy Ích.
Cùng với độ cao 1.1m, đường kính 0.6m, quả chuông này chính là điển hình cho hình ảnh chuông đồng thời Tây Sơn. Khi đứng từ xa quan sát, bạn sẽ thấy được toàn bộ công trình như mang được dáng hình của bông hoa sen khổng lồ và thanh thoát của chùa Trăm Gian. Từ chỗ gác chuông, bạn leo lên 25 bậc đá xanh hình rồng sẽ đến được sân trên. Ở chính giữa sân là một chiếc sập đá hình chữ nhật cùng nhiều hoa văn tinh xảo. Trên đó có đặt một bát hương để giúp cho khách thờ phụng.
Cụm thứ 3 của chùa
Nơi đây luôn tập trung vào các công trình chính như nhà bái đường cùng tòa thiêu hương, thượng điện với 2 dãy hành lang, nhà tổ. Cụm thứ 3 được xem là điểm nhấn tượng mà du khách tuyệt đối không được bỏ qua khi đến với nơi này. Chùa còn có 3 gian thờ là Phật, thờ Thánh, thờ Quan Âm và gia đình đô đốc Đặng Tiến Đông.
Độc đáo nhất có lẽ phải nhắc đến 153 pho tượng trong chùa Trăm Gian được làm bằng gỗ và một số ít đất nung phủ sơn. Hơn nữa tượng đô đốc, vị tướng của vua Quang Trung là người có công để trùng tu ngôi chùa và tượng đức Thánh Bối có cốt được đan bằng mây, bên ngoài bọc vải sơn. Tượng được đặt trong khám gỗ, tương truyền lại thì tượng đặt hài cốt của ngài.
Khi đến với cụm này, bạn còn được chiêm ngưỡng thêm những tác phẩm nghệ thuật cực kỳ đặc sắc bằng đất nung và phù điêu gỗ sơn. Bạn có thể tham quan như tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Âm và bộ thập Bát La Hán hay tranh La Hán cùng tranh thập Điện.
Lễ hội chùa Trăm Gian
Khi bạn đến thăm chùa Trăm Gian vào những dịp tết Nguyên đán hàng năm, bạn sẽ được hòa mình vào những lễ hội để tưởng nhớ đức thánh Bối. Cùng với đó là các hoạt động cực kỳ thú vị như rước kiệu thánh, cỗ chay và trình rối cạn. Không chỉ có như vậy, bạn còn được tham gia vào nhiều trò chơi dân gian như chơi cờ người, đấu vật hoặc múa rối nước.
Trong nhi thức rước kiệu thánh, kiệu bát cổng có 18 người khiêng cùng 4 người khiêng rước giá. Chúng bao gồm rước án, rước mâm ngũ quả, giá cỗ và bát nhang được diễn ra cực kỳ long trọng. Những người được giao trọng trách rước giá cần phải mặc áo mã tiền, bên trong là thân áo, ở ngoài đính các dải phướn nhiều màu.
Trong những ngày diễn ra lễ hội ở chùa Trăm Gian, các bạn còn được chứng kiến trò đánh cờ người cực kỳ thú vị. Chúng được tổ chức trên sân ở giữa hồ bán nguyệt và để tham gia vào trò chơi cần đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Để tham gia vào trò chơi, các bạn cần đáp ứng được những yêu cầu đề ra, nếu muốn làm tướng cần phải có người chơi từ 50 tuổi trở lên. Người này phải là người thôn Thượng hoặc Nội có tướng mạo dễ nhìn.
Đóng vai tướng nữ cần phải là vợ các quan viên, gia đình song toàn, tướng nam là các cụ ông có chức sắc. Quân cờ ở đây chính là trai làng chưa vợ, gái làng chưa chồng có dáng người thanh tú, ưa nhìn. Đây cũng là hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm của du khách nhất trong lễ hội này.
Chùa trăm gian – điểm đến cuối tuần khó bỏ qua ở thủ đô
Chùa Trăm Gian được khởi công và xây dựng vào năm 1185 ở thời Lý Cao Tông. Hiện nay, ngôi chùa này được xem là nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất xứ Đoài, bên cạnh chùa Thầy, chùa Trầm và chùa Tây Phương. Cùng với kiến trúc giá trị, chùa đã được xếp hạng là di tích lịch sử của quốc gia.
Ngôi chùa này cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km và bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện. Lộ trình đi từ trung tâm đên quận Hà Đông và men theo quốc lộ 6 đến thị trấn Chúc Sơn. Từ đó đi men theo núi sở khoảng 3km sẽ được đến chùa Trăm Gian. Ngoài xe máy hay ô tô cá nhân thì bạn có thể chọn xe buýt để di chuyển đến địa điểm này thông qua các tuyến đường khác nhau. Bến đỗ xe buýt chỉ cách chùa 200m nên bạn có thể tự đi bộ.
Kinh nghiệm du lịch tham qua chùa trăm gian Hà Nội
Cũng tương tự như khi bạn viếng thăm bất cứ ngôi chùa chiền nào, khi đến với chùa Quảng Nghiêm, các bạn cần lưu ý những điều như sau:
- Du khách là dân chúng khi đi qua cổng chùa lúc đến thì đi bên phải, lúc về đi bên trái và không được chọn cửa chính giữa.
- Các bạn cần ăn mặc lịch sự và kín đáo, không nên mặc đồ quá ngắn hay các trang phục hở hang.
- Nên chọn những đôi giày êm ái để thuận tiện cho việc leo những bậc thang đi lên chùa Trăm Gian.
- Ăn nói nhẹ nhàng và khấn phật trong tâm chứ không được khấn to thành tiếng.
- Đến chùa khấn phật thì bạn nên hướng thiện và cầu bình an, sức khỏe và quốc thái dân an.
- Không nên chạm tay hay sờ vào các tượng, tranh tại chùa hay tự ý gõ chuông chùa.
- Sắm lễ thanh tịnh gồm những đồ như hương, hoa quả, chè, đồ ăn chay và không được dâng đồ mặn.
- Bạn chỉ cần thắp hương tại đỉnh ở bên ngoài chùa Trăm Gian và hạn chế việc thắp hương trong điện gây ám khói. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người trong chùa cùng hiện trạng của tượng phật.
Bên trong ngôi chùa ngàn tuổi với hơn một trăm gian ở Hà Nội
Ngôi chùa Trăm Gian là một ngôi chùa cổ thuộc vào địa phận thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sở dĩ tên là Trăm Gian bởi theo cách tính, cứ 4 góc cột chính là 1 gian và chùa có tổng cộng 104 gian. Chùa được tọa lạc ngay trên ngọn đồi cao khoảng 50m và còn có tên gọi khác là Tiên Lữ.
Cái tên của chùa dân dã và mộc mạc bắt nguồn từ kiến trúc 100 gian nhà của chùa và được chứng nhận là di tích lịch sử quốc gia. Hiện chùa đã được lưu giữ hơn 150 pho tượng, hầu như làm bằng gỗ và số ít được chế tác từ đất nung. Trong đó có không ít bức tượng quý giá được lưu trữ từ nhiều bức tượng quý hiếm.
Ngoài ra ngôi chùa này còn có một số hiện vật thuộc loại đặc biệt quý hiếm là rồng đá thời Trần. Chúng được làm từ lan can thành bậc cửa của chùa với thân dài mập nhưng đầu lại ghép rồng thời Nguyễn. Bên cạnh đó chùa còn có cả bộ tranh la hán cùng tranh thập điện ở chùa.
Lời kết
Chùa Trăm Gian được xem là điểm đến bình yên mà độc đáo để du khách ghé thăm trong chuyên du lịch ở Hà Nội. Đến với ngôi chùa này, du khách sẽ tìm được chốn tâm linh cực kỳ thanh tịnh và tận hưởng cảm giác xô bồ và tất bật của cuộc sống.