Chùa Dâu Bắc Ninh được biết là một ngôi chùa cổ có niên đại cực lâu của nước ta. Đây được xem là một trong những công trình lịch sử về tín ngưỡng đánh dấu sự khởi nguồn của đạo Phật nước ta. Chính vì thế mà ngôi chùa này thu hút nhiều khách du lịch ở trong và ngoài nước đến hành hương và chiêm bái. Đồng thời các du khách cũng có thể vãn cảnh và tìm hiểu qua các lịch sử quý giá.
Điều kiện hình thành chùa Dâu mà bạn chưa biết
Sự hình thành của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng đi kèm theo điều kiện của nó và chùa Dâu cũng không ngoại lệ. Nó được xây dựng dựa trên các phương diện khách quan và chủ quan dẫn đến một tôn giáo được ra đời. Cụ thể:
Điều kiện khách quan
Đầu tiên các bạn cần phải nhắc đến chính là sức mạnh được lan tỏa của phật giáo không chỉ được truyền bá trên toàn Ấn Độ mà đã vượt qua biên giới để tiến đến các nơi khác. Tiếp theo là vị trí của nước ta cực kỳ thuận lợi khi có con đường chung trên biển và là nơi giao lưu văn hóa, kinh tế giữa nhiều nước.
Vì thế mà nhiều thương nhân người Ấn Độ lẫn Trung Quốc thường xuyên đến giao lưu và buôn bán. Do đó Phật giáo đã theo chân truyền bá vào nước ta để hình thành nên trung tâm của tôn giáo này mà chùa Dâu cũng được hình thành từ đó. Ngoài ra Phật giáo chính là một tôn giáo dân gian và chuyên bênh vực những người nghèo để chống lại chế độ phân biệt.
Vì thế mà khi đi qua những nước Đông Nam Á rồi đến Việt Nam đã không gặp bất cứ cản trở nào. Đây cũng được xem là nguyên nhân khiến cho chùa Dâu được ra đời sớm trên vùng Luy Lâu và nơi quận trị của chính quyền phương Bắc lúc bấy giờ.
Yếu tố chủ quan cho quá trình hình thành chùa Dâu
Bên cạnh những yếu tố khách quan dẫn đến việc chùa dâu được ra đời sớm thì còn có nhiều yếu tố chủ quan như sau:
Trước những chính sách cai trị tàn bạo cùng với nhiều hình thức bóc lột tàn bạo để xét một cách tối đa nguồn tài nguyên. Các sản phẩm lao động cũng như thợ khéo cung cấp trước cho bộ máy cai trị tại chỗ. Vì thế mà việc thu gom về nhân dân vùng Dâu khi đó trở nên cực kỳ thống khổ. Vì vậy mà con người nơi đây cũng cần đến một chỗ nương tựa tinh thần để hy vọng cho tương lai tốt đẹp, chống lại các chính sách đồng hóa của nhà Hán.
Một yếu tố chủ quan nữa dẫn đến quá trình ra đời của chùa Dâu chính là sự giao lưu tiếp biến trong văn hóa của người Việt Nam đã nhanh chóng hòa nhập. Điều đó đã tạo nên một vùng đất đô hội để buôn bán cực kỳ sầm uất. Nơi đây ai cũng mong muốn có được việc được suôn sẻ, buôn may bán đắt, thần phật giúp đỡ làm ăn. Khi nhu cầu mỗi người ngày càng tăng cao thì ngôi chùa cùng với nơi tiến hành viện cầu càng sớm được ra đời.
Quãng thời gian xây dựng và phát triển của chùa Dâu
Chùa Dâu được xây dựng từ năm 187 đến năm 226 và cho đến nay cũng đã trải qua được nhiều triều đại cũng như tu sửa, trùng tu. Chùa vẫn giữ được vẻ đẹp linh thiêng vốn có của nó. Ở thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã cho Mạc Đĩnh Chi xây dựng lại theo quy mô hình tháp 9 tầng và 5 gian. Khi đó, chùa cực kỳ nguy nga và tráng lệ nhưng vì ảnh hưởng của chiến tranh nên chùa đã bị tổn hại khá nhiều.
Ngôi chùa Dâu cũng đã chứng kiến được nhiều cuộc chiến tranh lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Vì thế nơi đây chính là nơi hình thành 2 nền văn hóa phật giáo từ Ấn Độ và phương Bắc đến giao lưu. Đây cũng là nơi các tăng sĩ đến từ Ấn Độ chọn là nơi truyền bá phật pháp từ những ngày đầu công nguyên.
Không chỉ có vậy, chùa Dâu còn được gắn liền với những sự tích về phật mẫu man nương cùng tứ pháp gồm: Chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Ngoài ra chùa còn thờ tự nhiều vị thần như Tứ Trấn, Hộ Pháp, Thập Điện Diêm Vương, Bồ Tát… Điều đó còn thể hiện được rõ những sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng cùng với dân gian của người Việt Nam thông qua Phật giáo.
Vị trí của chùa Dâu trong khung thứ hạng của tứ pháp
Trong mối quan hệ huyết thống thì bà Dâu được xem là người con đầu và cũng là chị cả của 3 bà còn lại. Đây chính là mối quan hệ gắn bó keo sơn không rơi mà những người làm nông luôn hy vọng vào tình đoàn kết và gắn bó trước hiện tượng thiên nhiên. Dẫu vậy thông qua hình ảnh Tứ Pháp, bạn còn thấy được lối tư duy logic của người dân nông nghiệp trong khi nhìn nhận về nhân sinh quan.
Cư dân trồng lúa nước thời buổi sơ khai phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trong đó yếu tố thời tiết đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế mới có câu nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Mà trời muốn tạo mưa thì cần phải có mây. Chính vì lẽ đó mà chùa Dâu, nơi có phật pháp Vân bảo hộ luôn được tôn thờ và được xếp vào vị trí quan trọng nhất.
Hơn nửa chùa cũng là nơi ghi nhiều dấu ấn cho sự hình thành và phát triển của Phật giáo nước ta. Từ đó sẽ có sức lan tỏa ra mọi miền đất nước để tồn tại trong nhiều thế kỷ khác nhau và không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam. Thật trùng hợp khi số lần cầu đảo ở chùa Dâu đều có linh ứng nên càng khiến người dân tin vào phật pháp mà tôn sùng, ngưỡng vọng.
Thời gian tổ chức lễ hội chùa Dâu khi nào?
Cùng với thời gian ra đời của ngôi chùa, lễ hội chùa Dâu ở Bắc Ninh luôn được xem là lễ hội lâu đời nhất nước ta. Hàng năm cứ định kỳ vào ngày 8/4 âm lịch, lễ hội lại được diễn ra. Và nó cũng chính là ngày sinh của đức phật Thích Ca Mâu Ni. Hội chùa được diễn ra trong phạm vi của 12 làng và mục đích chính là để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa. Đồng thời người dân cũng cầu cho cuộc sống an cư, lạc nghiệp nơi này.
Trong ngày lễ chính, hàng nghìn từ khắp nơi đến chùa trẩy hội và cúng lễ cũng như dâng hương và chiêm bái. Du khách cùng người dân địa phương sau khi đến với chùa Dâu sẽ được tham gia vào nhiều nghi thức cổ truyền như cướp nước và múa trống, gậy và nhiều trò diễn xướng như chầu văn, trống quân…
Nổi bật nhất trong các hoạt động chào mừng lễ hội chính là màn rước tượng tứ Pháp từ 3 chùa với đầy đủ các yếu tố như Mây, Sấm, Chớp, Mưa. Sau đó cả 4 kiệu sẽ đến chùa tổ để thăm mẹ Man Nương. Lễ hội chùa dâu được xem là một lễ hội phật giáo lớn của vùng Bắc Bộ với ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa. Đồng thời nông nghiệp được sản xuất mùa màng thêm bội thu.
Một số chú ý hành hương vãn cảnh dâng lễ tại chùa
Để những du khách không bị bối rối khi đến với ngôi chùa này, các bạn nên tham khảo những lưu ý sau:
Cách di chuyển đến chùa Dâu Bắc Ninh
Chùa Dâu cách trung tâm thành phố Bắc Ninh tầm 20km, từ TP, bạn đi qua cầu vượt Bồ Sơn và đi thẳng để theo đại lộ 38 đến ngã tư Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân. Sau đó bạn rẽ trái vào Lạc Long Quân để đi khoảng 10km nữa là có thể đến chùa Dâu.
Hoặc bạn có thể tiết kiệm chi phí khi di chuyển đến chùa Dâu bằng xe bus tuyến 204 với lộ trình của tỉnh Bắc Ninh là: Ngã tư Phú Thị đến đường 181, tới phố Sủi -> Keo… Bến xuống ở chợ Dâu và bạn có thể đi bộ khoảng 400m là đến.
Chuẩn bị đồ lễ khi tiến vào chùa dâu
Không chỉ những ngày đầu xuân thì ngày lễ phật giáo trong năm tại chùa Dâu luôn tiếp đón hàng nghìn du khách đông đảo vãn hương và chiêm ngưỡng những giá trị tâm linh trong ngày thường nhật. Khi đi, ai cũng đều sắm sửa lễ vật và thành tâm bái yết nơi cửa phật.
Phật sẽ chứng tâm chứ không chứng lễ nên con hương đệ tử không cần sắm lễ vật cao cỗ đầy. Chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ và đến với chùa Dâu, bạn nên đặt đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi, trầu cau, xôi chè. Bạn tuyệt đối không được cúng rượu, thịt khi đến với ngôi chùa linh thiêng này.
Trong các lễ vật để dâng hương án tại nhà chùa, oản tài lộc là ngọc thực được nhiều bạn lựa chọn để thêm phần trang trọng, chỉn chu và linh thiêng. Oản tài lộc chính là vật được thiết kế độc lạ và ý nghĩa, chúng có thể trưng lễ trong thời gian dài. Thậm chí nó không bị hỏng và mốc dù được chưng trong thời gian dài.
Những điều cần phải tránh khi đi lễ ở chùa Dâu
Không chỉ có những ngày đầu năm mà mỗi khi đi lễ chùa, bạn cũng cần phải lưu ý vào những điều quan trọng như sau:
- Không được lên chùa với những ý đồ xấu xa và phải giữ cho tâm thanh tịnh, trong sạch.
- Trang phục bạn đi chùa cần được gọn gàng, sạch sẽ mà không được mặc những bộ đồ quá ngắn. Trang điểm nhẹ, không nên xịt nước hoa quá nồng.
- Đền chùa ở đây là nơi thanh tịnh nên bạn cần tránh không cho trẻ em nô đùa nghịch gây ồn ào và to tiếng.
- Khi đi lễ chùa đầu năm cần phải thắp hương tại đỉnh đặt ngoài sân chùa và không được thắp quá nhiều ảnh hưởng đến pháp khí.
- Không nên đặt lễ mặn và tiền vàng mã, tiền âm phủ ngay tại chính điện.
- Bạn không được sử dụng tùy ý đồ đạc của nhà chùa hoặc mang đồ trên chùa về nhà.
- Không được giẫm lên bậc ở cửa chùa và đi qua Tam quan cần chú ý không được bước qua cửa trung gian.
- Điều cấm kỵ chính là dùng đồ ăn của chùa, trừ những trường hợp trụ trì cho thì mới nhận.
- Không được đứng hay quỳ chính diện ở phật đường mà nên đứng chếch sang một bên.
Lời kết
Chùa Dâu được xem là ngôi chùa đầu tiên của nước ta từ thời mới lập nước cho đến nay. Chính vì thế những giá trị lịch sử mà nó mang lại là vô cùng lớn đối với tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Nếu có cơ hội, các bạn hãy đến và vãn cảnh tại ngôi chùa này nhé.