Chùa Hương không còn là địa điểm hành hương xa lạ với bất cứ người dân đất Việt nào. Nơi đây gây dấu ấn với nét đẹp tự nhiên, hoang sơ kết hợp với sự linh thiêng, thanh tịnh. Nếu bạn chưa từng đặt chân đến mảnh đất thu hút hàng triệu lượt khách quốc tế mỗi năm này, đừng bỏ qua những thông tin về kinh nghiệm du lịch, lưu ý khi đến với vùng đất này.
Lịch sử hình thành và sự tích dân gian về chùa Hương
Chùa Hương hay Hương Sơn, Hương Tích là một trong những danh lam thắng cảnh có bề dày lịch sử bậc nhất. Trước khi tìm hiểu về những địa điểm tham qua không thể bỏ lỡ của mảnh đất này, hãy tham khảo một số thông tin về lịch sử hình thành và sự tích dân gian về quần thể du lịch tâm linh này.
Lịch sử hình thành
Chùa Hương được xây dựng vào khoảng thế kỷ 15. Đến cuối thế kỷ 17, nơi đây mới được trùng tu và có được vị thế như ngày nay. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nơi đây đã bị tổn hại khá nhiều bỏi chiến tranh. Mãi đến năm 1989, Hòa thượng thích Viên Thành mới đứng lên phục dựng lại di tích văn hóa, lịch sử này.
Năm 1994 đánh dấu sự kiện hoàn thành cổng Nam Thiên Môn. Trong những năm tiếp theo, trụ trì của Tông phong Hương Tích tiếp tục xây dựng vùng đất Hương Sơn. Và cho đến tận ngày nay, khi đến tham quan mảnh đất này, bạn chắc chắn sẽ ngỡ ngàng trước quần thể kiến trúc vừa nguy nga nhưng cũng hòa hợp với thiên nhiên.
Sự tích dân gian về chùa Hương
Có khá nhiều câu chuyện dân gian xoay quanh cái tên đặc biệt của danh lam thắng cảnh này. Tên gọi đầu tiên của chùa Hương là chùa thiên Trù, được vua Lê Thánh Tông đặt sau khi đi tuần thú qua đây. Chùa Hương còn gắn liền với khá nhiều truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian khác. Một số tín ngưỡng đó có thể kể đến như các thầy pháp luôn xuôi về vùng đất này để tìm mua hành phù, chữa bệnh.
Sự linh thiêng của vùng đất này còn được giải thích bằng truyền thuyết Quan Âm phun nước từ kim khẩu, giúp cho phong khương, địa liền ở địa phương này có linh tính hơn bất cứ địa điểm nào trên đất Việt.
Đến thế kỷ 20, sau nhiều đợi chư Tổ xây dựng, nơi đây còn được biết đến với biệt hiệu “Nam thiên đệ nhất động”. Cái tên “Hương” của vùng đất này còn đến từ giai thoại về cung tần mỹ nữ thời vua Lê, chúa Trịnh.
Truyền thuyết kể rằng vua chúa thời này thường ưu tiên tuyển chọn cung tần mỹ nữ đến từ miền Hoan Châu. Hằng năm, theo lệnh vua, những cung nữ xứ Hoan Châu sẽ trẩy hội trên núi Hồng Lĩnh. Để hạn chế những bất tiện của thói quen này, vùng miền rừng núi Hà Sơn Bình đã được chọn để xây Hương Tích, giúp các người đẹp đi trẩy hội gần hơn.
Tuy nhiên, cách lý giải về sự xuất hiện của hai chùa Hương này có phần khiên cưỡng. Nguyên do là vì đời vua Lý Thánh Tông đã quy định nơi đây có tên gọi là Thiên Trù.
Vị trí, kiến trúc của Hương Sơn tự
Chùa Hương thuộc địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, trước thuộc Hà Tây nay thuộc Thủ đô Hà Nội. Các công trình kiến trúc nằm rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu di tích này bao gồm hai khu vực chính: chùa Ngoài hay còn biết đến với cái tên khác là chùa Thiên trù, chùa Chính là một động đá thiên nhiên.
Chùa Chính còn là nơi ghi lại bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm ca ngợi nơi này là Nam thiên đệ nhất động. Ngoài ra, điểm độc đáo của kiến trúc nơi đây còn là những bia và thi văn tạc trên vách đá của văn nhân bao đời.
Đôi nét về lễ hội chùa Hương
Nhắc đến chùa Hương, không thể không nhắc đến lễ hội nức tiếng gần xa mỗi khi tết đến xuân về. Chùa Hương khai hội ngày mồng sáu tháng giêng, kéo dài cho đến hạ tuần tháng ba âm lịch. Thời gian tổ chức lễ hội dài hơn khá nhiều so với lễ hội truyền thống thông thường. Nhưng đó cũng chính là lý do thu hút hàng triệu phật tử đến với mảnh đất này mỗi dịp đầu năm.
Phần lễ bao gồm dâng hương, hoa, đèn,… Phần lễ thể hiện được nét đẹp văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Việt. Trong khi đó phần hội lại sôi động hơn, bao gồm nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc như hát văn, hát chèo,..
Hiện chùa Hương thờ ai?
Chùa Hương là một quần thể bao gồm nhiều di tích lịch sử, tâm linh, văn hóa. Mỗi động tại khu du lịch tâm linh này lại thờ một tín ngưỡng riêng. Động Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm, đền Trình thờ vị Thần tướng là Quan Tư Mã Hùng Lang, đền Cửa Võng thờ bà Chúa Thượng Ngàn Vân hương công chúa Lê Mai Thánh Mẫu.
Mua gì tại Hương Sơn về làm quà?
Trảy hội tại Hương Tích, nên mua gì về làm quà có lẽ là thắc mắc chung của khá nhiều khách thập phương. Và dưới đây là một số món quà dân dã đặc trưng của mảnh đất này mà bạn chắc chắn nên cân nhắc:
- Rau sắng: loại rau đặc trưng của núi rừng Hương Sơn này có thể nấu canh với cá, thịt. Tuy nhiên hiện tại nguồn cung rau sắng khá hiếm do loại rau này khá khó trồng.
- Mơ: dọc sườn núi hay thung lũng chùa Hương, bạn sẽ bắt gặp khá nhiều cây mơ trĩu quả. Và thật ý nghĩa khi bạn mang theo mơ đặc trưng của vùng đất này về làm quà.
- Chè lam: loại quà bánh có vị dẻo thơm và vị cay đặc trưng này là đặc sản vùng đất Hương Sơn nói riêng, Hà Nội nói chung.
- Bánh củ mài: là loại bánh nổi tiếng của Hương Tích, có vị ngọt dịu. Loại bánh này còn được biết đến với công dụng dưỡng tóc, dưỡng da hiệu quả.
Hướng dẫn cách đi chùa từ trung tâm Hà Nội
Không khó để di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến chùa Hương bởi để đến với địa điểm tâm linh này, bạn có khá nhiều lựa chọn. Và dưới đây là một số cách di chuyển đến khu du lịch tâm linh này từ trung tâm Hà Nội phổ biến nhất
Đi chùa Hương bằng xe bus
Xe bus là phương tiện di chuyển khá tiết kiệm. Tất cả những gì bạn cần làm là bắt bus số 103 có điểm đi đầu tiên là bến Mỹ Đình và điểm cuối là Hương Sơn. Giá vé chỉ có 9.000 đồng/vé/lượt. Nếu bạn có vé tháng theo diện học sinh, sinh viên hoặc công nhân, bạn sẽ không mất phí khi sử dụng dịch vụ công cộng này.
Tuy nhiên sử dụng xe bus cũng tồn tại một số nhược điểm. Bạn sẽ mất thời gian chờ đợi tuyến bus, phải chen chúc trong giờ cao điểm và không làm chủ được thời gian.
Xe máy
Xe máy là cách di chuyển đến chùa Hương khá phổ biến. Sử dụng phương tiện này, bạn có thể làm chủ được thời gian. Bạn cũng có thể tự do tham quan khu vực xung quanh khu di tích. Tuy nhiên khi lựa chọn phương thức này, bạn cần phải thông thuộc địa hình.
Thuê xe riêng
Thuê ô tô riêng là lựa chọn tốt nhất nếu bạn di chuyển đến chùa Hương theo nhóm bạn hoặc gia đình. Tuy nhiên với phương thức này, bạn sẽ không thể lái xe đến thẳng chùa mà phải mua vé đi thuyền. Để vào chùa, trung bình bạn sẽ phải mất khoảng từ 45 phút đến một tiếng để di chuyển trên Suối Yến.
Những địa điểm tham quan hàng đầu tại chùa Hương
Đến với chùa Hương, bạn sẽ đắm chìm trong không gian nên thơ, non nước hữu tình, đậm chất thiền. Đặc biệt, khi tham quan những địa điểm dưới đây, bạn chắc chắn sẽ có được những trải nghiệm khó quên:
- Đền Trình: tọa lạc dưới chân núi Ngũ Nhạc, ngôi đền này vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính.
- Chùa Thiên Trù: là một trong những ngôi chùa cổ nhất, được xây dựng và hoàn thành năm 1467.
- Chùa Giải Oan: bạn sẽ ghé thăm ngôi chùa này khi di chuyển đến động Hương Tích. Nơi đây gây ấn tượng với nét cổ kính, hoài niệm.
- Động Hương Tích: Bạn có thể tham quan động Hương Tích bằng cáp treo hoặc leo bộ. Dù tham quan bằng phương thức nào, bạn đều sẽ ấn tượng với hình dáng tựa rồng đa há miệng ngậm ngọc của động.
- Chùa Thanh Sơn: ngôi chùa này là biểu tượng cho màu sắc tín ngưỡng Việt Nam.
- Chùa Bảo Đài: mang phong cách kiến trúc nhà Nguyễn.
- Động Tuyết Sơn: bạn không nên bỏ qua hang động đặc biệt này trong hành trình tham quan, khám phá của mình. Đúng như tên gọi, hang động này chứa nhiều nhũ đá có hình thù ấn tượng.
Kinh nghiệm khi du lịch chùa Hương bạn nên tham khảo
Bạn có thể tham quan chùa Hương ở mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, kinh nghiệm du lịch mảnh đất này tốt nhất là vào tháng 1 đến tháng 4. Thời điểm này nơi đây đón chào hàng trăm nghìn lượt du khách về trẩy hội. Bạn sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt, tươi vui nơi đây.
Nếu bạn lo lắng không khí đông đúc ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch của bạn, bạn có thể ghé thăm nơi đây vào tháng 5 đến tháng 9 hằng năm. Thời gian này hoa gạo hai bên bờ suối Yến nở rộ, mang đến vẻ đẹp xứng tầm với lời ca ngợi “Nam thiên đệ nhất động”.
Ngoài chọn đúng thời điểm du lịch, bạn cũng nên lưu ý về địa điểm lưu trú nếu có ý định du lịch lâu ngày ở chùa Hương. Tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, bạn có thể tìm thấy khá nhiều loại hình lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ,… Mức giá của các loại hình lưu trú này cũng khá đa dạng, nhưng đa số đều không quá cao, đáp ứng nhu cầu của du khách thập phương.
Lưu ý quan trọng khi đi du lịch chùa Hương Tích
Để có chuyến du lịch chùa Hương ý nghĩa, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:
- Trang phục lịch sự, phù hợp với không khí trang nghiêm, linh thiêng của khu di tích.
- Chuẩn bị lễ trước để tránh bị ép giá.
- Kiểm tra kỹ đặc sản, đồ lưu niệm trước khi mua trong suốt thời gian du lịch chùa Hương.
- Bảo quản tư trang cá nhân kỹ lưỡng.
- Xem trước dự báo thời tiết để chọn được thời điểm du lịch lý tưởng.
Kết luận
Chùa Hương là vùng đất non nước hữu tình, là nơi mơ đến chốn mong về của hàng triệu phật tử, du khách cả trong lẫn ngoài nước. Mong rằng qua những chia sẻ phía trên, bạn đã hiểu hơn về địa điểm du lịch, tâm linh này, đồng thời có kinh nghiệm tham quan hữu ích. Chúc bạn sẽ có kỷ niệm du lịch đáng nhớ tại “Nam thiên đệ nhất động” này.