Chùa một cột theo tiếng ngữ Hán – Việt chính là nhất trụ tháp hoặc chùa Mật. Chùa còn có các tên gọi khác chính là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài. Ngôi chùa này nằm trên quận Ba Đình và được đánh giá là có lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo tại Việt Nam và châu Á. Nơi đây còn là một địa điểm tâm linh cũng như biểu tượng cho nghìn năm văn hóa của Hà Nội.
Giới thiệu chung về di sản chùa Một Cột
Lâu nay nhiều người thường ngộ nhận chùa Một Cột được xây dựng trên một cái cột. Nhưng đây là một kiến trúc với đơn nguyên có tên chính xác là Liên Hoa Đài, ngôi điện thờ Quan Thế Âm được đặt trên cột trụ duy nhất. Nó nằm trên tổng thể của chùa Diên Hựu. Ngôi chùa này khi xưa thường cực kỳ đồ sộ với nhiều hạng mục cùng lối kiến trúc cổ kính.
Nhưng sau thời gian cùng thiên tai, địch tàn phá chùa Một Cột chỉ còn sót lại mỗi Liên Hoa Đài, dẫu vậy nó vẫn còn được giữ theo cách gọi quen thuộc của dân gian. Chùa từng được công nhận là một di tích lịch sử với kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 1962. Nơi đây cũng được xác lập kỷ lục là ngôi chùa với lối kiến trúc độc đáo bậc nhất khu vực Châu Á.
Chùa chỉ có duy nhất một gian bằng gỗ nhỏ nằm trên trụ đá lớn được đặt giữa hồ Linh chiểu cực đẹp như một bông sen khổng lồ. Cột trụ ngôi chùa chỉ được dùng với 2 cột đá chồng lên nhau nhưng lại cực kỳ vững chắc. Phía trên chính là giá đỡ của Đài Liên Hoa được thiết kế theo gỗ bằng hình vuông với độ dài mỗi cạnh là 3m cùng chắn sóng lớn xung quanh. Mái của chùa được lợp ngói đỏ gạch với 4 góc uốn cong cùng hình tượng 2 con rồng đặt trên đỉnh mái mang đậm chất phương Đông.
Nguồn gốc hình thành của di sản chùa Một Cột
Bất cứ du khách nào khi đặt chân đến nơi này cũng sẽ phải trầm trồ về bề dày lịch sử cũng như nền văn hóa ấn tượng của chùa. Theo như sổ sách được truyền lại thì vua Lý Thái Tông trong một lần nằm đã mơ thấy Phật bà Quan Âm đang thiền tọa trên một đài sen tỏa ánh sáng hào quang giữa hồ.
Sau khi tỉnh lại, vua đã kể với nhà sư và được khuyên nên dựng chùa để thờ Phật bà. Thời gian đầu, chùa Một Cột chỉ có một cột đá chống đỡ ngôi lầu ngọc nhỏ ở bên trên và trong đó có thờ tượng phật bà Quan Âm. Vua Lý Thái Tông cũng thường xuyên lui đến chùa để cầu kinh, niệm phật với mong muốn phước bền dài lâu. Vì thế mà ngôi chùa này đã được đặt tên là Diên Hựu Tự.
Về sau trải qua các triều đại lịch sử cùng những cuộc kháng chiến mà ngôi chùa đã hư hỏng khá nhiều. Nhất là trong sự kiện đặt mìn phá hoại của đội viễn chinh Pháp thì ngôi chùa này đã sụp đổ toàn bộ. Mãi đến năm 1955, bộ Văn Hóa đã tiếp quản và trùng tu lại chùa đúng với lối kiến trúc cũ. Cho đến nay, chùa Một Cột đã được thành phố Hà Nội bảo tồn và giữ nguyên vẹn.
Những địa điểm tham quan gần chùa Một Cột
Chùa Một Cột gắn liền với quãng thời gian dài lịch sử của thủ đô Hà Nội và nó cũng là một trong những biểu tượng của Thăng Long nghìn năm văn hiến. Quần thể di tích chùa nằm trong quần thể di tích của lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Vì thế mà nơi đây luôn có nhiều du khách gần xa đến tham quan và nó cũng là điều kiện thuận lợi để nhiều người tìm đến ngôi chùa này.
Đến với chùa, bạn có thể tham quan cụm di tích lịch sử văn hóa Ba Đình ở bên cạnh gồm: Di tích phủ Chủ tịch, Lăng chủ tịch và bảo tàng Hồ Chí Minh. Nơi đây luôn mở cửa vào các ngày trong tuần để tiếp đón du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, chùa cũng nằm ở khu vực trung tâm với nhiều địa điểm nổi tiếng như chùa Trấn Quốc, Điện Kính Thiên, hoàng thành, phố cổ, văn miếu…
Đặc điểm khác biệt tạo nên nét đẹp của Một Cột
Ngôi chùa này có hình vuông và được làm toàn bộ bằng Gỗ, lợp ngói và mỗi cạnh 3m. Trên trụ đá chùa Một Cột có đường kính 1,2m, cao 4m chưa tính phần bên dưới mặt nước, đây chính là nét độc đáo nhất của chùa. Phần trên thân trụ có 8 cánh gỗ nhìn giống như bông hoa sen đua nở, nóc chùa được chạm trổ mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng.
Cổng Tam Quan của chùa
Đây là công trình mở rộng mới được đưa vào xây dựng ở trong vài năm trở lại gần đây. Cổng bao gồm 2 tầng với 3 lối đi, cửa chính giữa to hơn là lối đi chính thức như kiểu kiến trúc của các đình, chùa truyền thống của Việt Nam. Vì thế mà bạn có thể thoải mái đi vào và khám phá kiến trúc cổ xưa của chùa.
Bậc thang chính điện
Ở sân lên chính điện Liên Hoa Đài tụng kinh hay cúng bái thì du khách phải đi qua 13 bậc thang cùng chiều rộng khoảng 1,4m. Những bậc thang này được xây dựng từ thời Lý nên còn giữ nguyên vẻ cổ kính trong phong cách kiến trúc của thời đó. Ngoài ra ở 2 bên là tường gạch gắn bia đá để giới thiệu lịch sử chính của ngôi chùa.
Thờ quan thế âm bồ tát
Để được đặt tại vị trí chính giữa của Liên Hoa Đài, bàn thờ Quan Âm có bức tượng được đặt ở vị trí cao nhất. Trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng với xung quanh là bình hoa, lư đồng cùng đồ cúng. Du khách có thể đến và thắp hương, cầu khấn bằng toàn bộ sự thành tâm của mình.
Bồ đề bên trong khuôn viên của chùa
Trong chính khuôn viên của chùa có một cây bồ đề cực cao và to, đây chính là món quà được đích thân tổng thống Ấn Độ tặng cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả hai đã gặp nhau trong một lần ghé thăm vào tháng 2 năm 1958 tại thủ đô Hà Nội.
Ý nghĩa mà di sản chùa Một Cột mang lại là gì?
Chùa Một Cột mang đến ý nghĩa đại diện cho đóa sen của vua Lý Thái Tông trong một lần nằm mộng được gặp Phật bà Quan Âm. Đây cũng là khu vực được vua lựa chọn để đến tế lễ mỗi dịp quan trọng để cầu cho quốc thái dân an. Chùa còn gắn liền với chính lịch sử của thủ đô, nó chính là biểu tượng của đất nước.
Bên cạnh đó chùa còn là biểu tượng chung của trí tuệ và sự trường thọ, cứu rỗi qua các nhận thức đầy đủ trí tuệ. Không như bất cứ ngôi tháp Phật giáo, chùa còn thể hiện triết lý nhân văn sâu sắc cùng các hình vuông đại diện cho âm, cột tròn thể hiện dương. Vẻ đẹp của chúng không chỉ có sự uy nguy và cổ kính mà còn ẩn chứa phong thái thanh lịch, nhẹ nhàng từ cõi phật.
Những lưu ý khi tham quan chùa Một Cột
Chùa nằm tại quận Ba Đình và nằm ở phía Tây hoàng thành Thăng Long nên bạn có thể tham quan với bất cứ phương tiện nào. Nhưng khi đến trải nghiệm quần thể di tích này thì bạn cũng cần phải lưu ý một số điều như sau:
Đến chùa Một Cột vào thời điểm nào lý tưởng nhất?
Ở bất cứ thời điểm nào trong năm, các bạn đều có thể tham quan chùa Một Cột. Nhưng để tận hưởng được mọi thứ trọn vẹn nhất cũng như vẻ đẹp đến từ văn hóa hay tâm linh thì nên đến chùa vào mùa hè. Nhất là những ngày có mùng 1 hoặc 15 âm lịch mỗi tháng. Nếu như tham quan vào thời điểm của hè sẽ có sen mọc xanh mát cùng với mùi thơm dịu nhẹ để tăng lên vẻ đẹp của Liên Hoa Đài bên trong hồ.
Khi tham quan vào những ngày này, du khách sẽ được nhìn ngắm vào những nét đẹp văn hóa cùng tín ngưỡng thờ cúng tâm linh của người Việt cùng văn hóa phương Đông. Đồng thời bạn có thể hòa mình vào dòng người đến dâng lễ, từ đó sẽ cầu được bình an cho chính người dân và bản thân.
Bạn nên tham quan chùa trong bao lâu?
Khi tham quan chùa Một Cột sẽ tốn khoảng thời gian từ 1 – 2 giờ, nhưng nên kết hợp cho tham quan với những địa chỉ khác thuộc khu vực trung tâm thành phố. Vì thế mất khoảng nửa ngày đến một ngày mới có thể tham quan hết được.
Địa chỉ của chùa Một Cột
Nằm ở phía sau phố Ông Ích Khiêm, chùa một cột nằm gọn ở trong công viên thuộc phường đội cấn ở lòng thủ đô. Nơi đây cũng là một trong những di tích lịch sử lâu đời và nó đã thành biểu tượng của Hà Nội văn hiến. Chùa cũng có khá nhiều tên gọi khác nhau như Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài. Chính nét độc đáo trong kiến trúc của chùa đã thành điểm hấp dẫn tại Hà Nội không kém những địa chỉ khác.
Chùa mở cửa từ lúc 7h – 18h mỗi ngày và chỉ được tham quan trong thời lượng 1 -3 tiếng. Đối với công dân người Việt Nam sẽ được miễn phí vé 100% còn với người nước ngoài có giá 25.000 VNĐ/ lượt tham quan.
Những lưu ý cần biết khi tham quan chùa
Theo như kinh nghiệm du lịch Hà Nội thì với những bạn lần đầu đến với chùa Một Cột cần lưu ý những điều hữu ích như sau:
- Chùa là nơi ở thanh tịnh và thờ cúng nên khi bạn lựa chọn cần phải đến với các trang phục sạch sẽ, lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng.
- Tuân thủ đúng với những quy định đề ra của ban quản lý, không được bứt cây, bẻ cành ở trong chùa.
- Du khách không được tổ chức buôn bán hoặc mê tín bên trong chùa.
- Thắp hương vào đúng nơi quy định mà không được thả tiền vào hồ sen, để rác đúng nơi quy định sau khi sử dụng xong.
- Tuân thủ vào thời gian gia hạn lễ tạ ở chùa Một Cột.
Lời kết
Chùa Một Cột chính là một trong những địa điểm du lịch không nên bỏ qua khi bạn đến với Hà Nội. Chùa xứng đáng là một biểu tượng của Hà Nội và góp phần thúc đẩy du lịch đến bạn bè quốc tế. Những thế hệ mai sau cần giữ gìn những di tích văn hóa mang ý nghĩa lịch sử bởi nơi này không chỉ lưu giữ những kiến trúc cổ mà cả văn hóa cho dân tộc ta.