Chùa Thầy thuộc địa phận xã Sài sơn, huyện Quốc Oai, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km về phía tây, được xây dựng thời Đinh, là di sản văn hóa của đất nước. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Thiên Phúc Tự, Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm nhé.
Giới thiệu chung về Chùa Thầy
Chùa Thầy nằm ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây nơi thờ cúng pháp sư Từ Đạo Hạnh với 3 cách sống của ông. Ông được gọi với cái tên Ông là Tăng, là Phật,là Vua, được nhân dân coi là ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt nam.
Chùa Thầy diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch các năm, nhưng ngày 7 tháng 3 mới là hội chính. Hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn một lễ hội có tính chất tôn giáo với sự phối hợp các nhạc cụ dân tộc, trang nghiêm, được cuốn hút theo các nhịp hát kinh của các sư chùa Thầy.
Trong các ngày diễn ra hội lễ còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian, đặc biệt khách được xem nghệ thuật múa rối nước Việt nam đặc sắc, sân khấu được biểu diễn ngày trước Thủy Đình. Với những trò rối như thạch sam, tấm cám hay các hoạt động dân dã như đi cày, đấu vật, chăn vịt, thi nấu cơm vvv….
Khám phá lịch sử hình thành của chùa Thầy
Ngôi chùa này được xây dựng từ thời nhà lý, gắn liền với cuộc đời thiền sư Từ Đạo Hạnh. Khi xưa chùa chỉ một am nhỏ gọi là Hương Hải am. Sau đó vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại gồm 2 cụm chùa là chùa Đỉnh sơn Tự và chùa Thiên Phúc Tự. Là nơi tu hành của thiền sư Từ Đạo Hạnh người có những đóng góp to lớn cho nhân dân và ông tổ nghề của bộ môn múa rối.
Khám phá chùa Thầy
Chùa Thầy Nằm tựa vào núi, được xây dựng trên thế hình con rồng, và nằm trên khu đất hình hàm rồng. Trước là một sân rộng nhìn ra hồ long Trì, tạo thành hàm trên, bên trái bờ hồ là hàm dưới.
Dọc 2 bên sườn chùa là 2 bên được đặt tượng 18 vị la hán. Phía sau có lầu chuông, lầu trống do bà chúa chè tuyên phi Đặng thị huệ xin chùa Thầy Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm cho xây dựng lên.
Khi đến đây du khách sẽ thấy cầu nguyệt tiên nối với đường lên núi đến với chùa cao, Là của bà chúa Hiển thuy Am nơi đây tu hành đầu tiên của Thiền Từ đạo hạnh. Ngôi chùa Thầy có quy mô kiến khá nhỏ gồm gác chuông, tiền đường, thượng điện.
Lễ hội
Mỗi năm cứ đến ngày mừng 5 tháng 3 âm lịch, hội được tổ chức trong không khí vui tươi,náo nức. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội du khách khắp nơi trong và ngoài nước về đây dự lễ , các tăng ni phật tử, vãn cảnh dâng hương khấn Phật , cầu duyên
Toàn cảnh chùa Thầy qua nhiều góc nhìn khác nhau
Tổng quan về lễ hội chùa Thầy với nhiều góc nhìn khác sau:
Cái nhìn tổng quát
Chùa Thầy được xứng tầm di tích quốc gia bởi lối kiến trúc đặc biệt nghệ thuật độc đáo và hệ thống tượng pháp tiêu biểu. Kiến trúc quần thể chùa Thầy gồm: Chùa Trung , Chùa Hạ, Chùa long Đẩu vv… Đặc biệt ở đây các chùa đều tọa lạc trên đất thiêng liêng gọi là hàm rồng. Trước mặt chùa có hình dáng lưỡi rồng thè ra uống nước, người dân nơi đây ví như hai rau rồng.
Kiến trúc
Giá trị kiến trúc tiêu biểu, chùa Thầy đang là nơi lưu giữ rất nhiều bảo vật quốc gia có giá trị nghệ thuật tạo hình đẹp, cả giá trị trừu tượng Phật giáo. Một số có giá trị đặc biệt như bệ đá hoa sen hai tầng, hoa sen Phật có sư tử, chiếc khám thời mạc,nhang án thế kỷ XVII hạc gỗ, tượng phỗng thế kỷ XVIII vv… Chùa thầy có nhiều tượng hậu dưới phù điêu nổi khối cao dân.
Lễ hội Chùa Thầy được tổ chức như thế nào?
Lễ hội chùa Thầy được diễn ra như sau:
Phần lễ
Lễ mộc dục: Được tổ chức trong không khí trang nghiêm, diễn ra vào sang ngày mùng 5 hay còn gọi là lễ tắm tượng, lúc này khám thờ Đức Thánh Tổ thiền Sư Từ Đạo Hạnh mới được mở ra để các cụ cao niên trong làng vệ sinh và thay áo cho ngài. Những ai tham gia nghi lễ chùa Thầy, phải ăn mặc trang phục chỉnh tề như áo the, khăn xếp, bịt khẩu trang quàng khăn.
Lễ phụng nghênh bài vị cúng an vị:Là nghi thức nối tiếp phần lễ, nghi lễ bắt đầu bằng bài kinh trong những làn khói nghi ngút. Nhà sư và các bô lão tắm tượng thành, tượng được lau rửa cẩn thận, kỹ lưỡng bằng nước thơm rồi thay áo mới.
Lễ tế và lễ rước: được diễn ra vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, các xã thôn trong làng sẽ yết kiến chùa Thầy, đi đầu đoàn là các vải cầm phướn, cụ ông đi lệ và sau cùng là cờ ngũ phương, chiêng, chống, chấp kích. Đây là phần lễ được coi là quan trọng nhất của người dân.
Phần hội
Khi đến đây nếu mà không xem lễ hội chùa Thầy mà không xem hội múa rối là một thiếu sót. Từ Đạo Hạnh là ông tổ của nghệ thuật múa rối nước nên đây là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước.Hội múa rối được tổ chức trang trọng ở Thủy Đình. Những tiết mục múa rối nước tại hiện lên hình ảnh làng quê, cảnh sinh hoạt đời thường rất giản dị và thân quen.
Ngoài những hội múa nước, lễ hội còn có các trò chơi dân gian độc đáo, như kéo co, sôi động nhừ trò bịt mắt đập niêu, các làn điệu dân ca chèo được biểu diễn trong khí thế tưng bừng ngày hội. Những du khách đến đây còn tham quan, thưởng thức cảnh núi rừng hùng vĩ hoang sơ của chùa Thầy.
Khi đến đây bạn có thể leo núi để tự do ngắm cảnh vật và cảm nhận không gian yên bình, không khí trong lành. Đây còn là dịp du khách được về vùng quê gắn với những huyền tích của danh nhân, của nhiều thời đại đã từng đến đây để làm giàu giá trị truyền thông danh lam thắng cảnh này.
Những hoạt động trong lễ hội Chùa Thầy
Chùa Thầy nơi đây không chỉ danh lam thắng cảnh nổi tiếng , được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2014. Với lối kiến trúc mang lối độc đáo nghệ thuật. Chúng ta cùng đi xem những hoạt động lễ hội như nào nhé.
Hồ long trì
Là hồ nước nằm rộng ngay trước mặt chùa , hồ còn được gọi là Long Chiểu có nghĩa là ao rồng.
Thủy Đình
Được nằm giữa hồ long trì, chồng diêm hai tầng, 8 mái với các góc đao cong, 1 gian 2 dĩ, được xây khoảng thời Hậu Lê những năm 1533- 1788, được chia thành 2 cấp: hai bên cao trên mặt nước, là nơi để đồ diễn của các nghệ nhân diễn múa rối nước.
Cầu Nhật Tiên
Nằm bên trái chùa Thầy đi ra đảo nơi có đền thờ Tam phủ, ở bên phải chùa nối với bờ hồ lên núi, được tuyên truyền 2 cây cầu này được Trạng Bùng Phùng Khắc khoan năm 1528-1613 xây dựng đầu năm thế kỷ XVII.
Ý nghĩa của lễ hội Chùa Thầy
Hàng năm ngày mùng 5/3 đến 7/3 âm lịch. Lễ hội tưởng nhớ những công lao của đức thánh là lễ hội tâm linh và nét tín ngưỡng văn hóa dân gian đáng quý của dân tộc ta.
Đi lễ chùa Thầy cần gì
Khi chúng đi lễ ở chùa cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng, đoạn đường đi phải leo núi bạn cần phải mang đôi giày thể có độ bám chắc tránh bị ngã trượt, nên các bạn nữ không nên mang giày cao gót. Lễ chùa Thầy tuy không tôt chức linh đình nhưng với sự nghiêm, huyền diệu của ngôi chùa kết hợp phần hội hết sức vui nhộn luôn khiến trở thành điểm đến lý tưởng của du khách.
Chính vì vậy vẫn giữ được nhưng hơi thở sống động của ngôi chùa Thầy nghìn năm tuổi này, nên chùa vẫn luôn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu tôn giáo, điêu khắc, kiến trúc vv… và là nơi chốn an yên, nghỉ ngơi con người muốn tìm về.
Trong 2 năm gần đây, do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, địa phương đã quyết định không tổ chức phần hội để đảm bảo công tác chống dịch. Hoạt động phần lễ vẫn diễn ra theo phong tục địa phương với hình thức gọn gàng không rước lễ. Tuy nhiên từ ngày 10/2/2022, chùa Thầy đã chính thức mở cửa đón khách thập phương về thăm quan,
Những điều cần biết khi đến với lễ hội Chùa Thầy
Những điều bạn cần lưu ý khi đến thăm chùa Thầy nhé:
- Khi đến đây bạn nên mang theo đồ ăn thức uống để tiết kiệm một phần chi phí. Hay bên trong cũng chùa cũng bán đồ ăn thức uống nếu như bạn không muốn sách đồ lỉnh kỉnh mang đồ theo.
- Đừng để người dân bày lễ cho mình vì họ sẽ chèn ép và lấy giá đắt.
- Không nên để người dân hướng dẫn về lịch sử của chùa vì bạn sẽ phải trả phí thêm cho họ 100k đến 300k. Vì trong chùa Thầy đã có bản đồ hướng dẫn chắc chắn bạn sẽ không bị lạc đường đâu nhé.
- Đến thăm hang Cắc Cớ bạn nên thuê chiếc đèn pin với giá 5k/ 1 lần nhé. Xong cạnh đó ngoài chùa Thầy sẽ có người muốn chỉ dẫn cho bạn để tham quan, họ sẽ ko nói giá trước bạn hãy trao đổi giá cả trước khi tham quan nhé.
Nên tham quan Chùa Thầy vào thời gian nào
Muốn thăm quan chùa vào thời độ sau tết nguyên đán, bầu không khí trong lành mát mẻ, hoàn toàn phù hợp để cho khách đi du xuân, trẩy hội:
- Ra tết đầu tháng 3 chính là mùa hoa gạo nở đỏ rực một khoảng trời, đến đây bạn sẽ có những nhiều bức ảnh sống ảo, thơ mộng ở nơi đây. Hoặc bạn có thể ghé thăm vào chùa Thầy vào khoảng thời gian tháng 9, tháng bởi thời tiết mùa thu bắt đầu trong lành, dễ chịu.
- Đặc biệt khi khám phá trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo thì hãy đến với thời gian từ ngày mùng 5 đến mùng tháng 3 âm lịch. Thời gian này chùa đón hàng trăm lượt khách thập phương đến đây thăm quan. Với những sở thích mà bạn hãy lên lịch trình ghé thăm những thời điểm đẹp trong năm của chùa Thầy.
Kết luận
Chùa Thầy nếu có dịp đến hà Nội bạn nên đừng bỏ lỡ một chuyến tham quan, vãn cảnh chùa, để tìm về chốn thanh tịnh, lo toan của cuộc sống, xua tan đi mệt mỏi và những nét đẹp văn hóa, truyền thống ở nơi đây. Qua bài viết trên nhé.