Di tích di sản Việt Nam - Chứa đựng nghìn năm lịch sử
  • Trang chủ
  • Di tích Miền Bắc
  • Di tích Miền Trung
  • Di tích Miền Nam
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Di tích Miền Bắc
  • Di tích Miền Trung
  • Di tích Miền Nam
  • Tin tức
No Result
View All Result
Di tích di sản Việt Nam - Chứa đựng nghìn năm lịch sử
No Result
View All Result
Home Di tích Miền Trung

Cố đô Huế – Sự kết hợp truyền thống Việt với phương Đông

admin by admin
24 Tháng 10, 2022
in Di tích Miền Trung
0
Lăng tẩm của Nguyễn Phúc Bửu Bảo, vị vua đời thứ 12 của nhà Nguyễn

Lăng tẩm của Nguyễn Phúc Bửu Bảo, vị vua đời thứ 12 của nhà Nguyễn

0
SHARES
46
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Cố đô Huế không phải một điểm mà một quần thể gồm rất nhiều các điểm di tích nổi tiếng. Thủ phủ từ thời Tây Sơn cho tới năm 1945 thì kết thúc sứ mệnh là thủ đô, vì khi đó vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn là vua Bảo Đại cũng thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến tại Việt Nam. 

Tìm hiểu chung về di tích Cố đô Huế

Cố Đô Huế hay còn được gọi là thủ phủ của Đàng Trong, tức vùng lãnh thổ của Đại Việt do chúa Nguyễn cai quản, tính từ sông Gianh trở vào phía Nam. Về sau dưới thời Quang Trung, thì trở thành thủ đô của triều đại Tây Sơn. 

Toàn bộ các công trình cố đô Huế  được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, tuy nhiên có sự bố trí giống Trung Quốc, kỹ thuật về quân sự và tường thành lại giống Pháp, còn nguyên tắc địa lý phong thủy lại của phương Đông. 

Cố đô Huế biết đến là Thủ phủ của Đàng Trong
Cố đô Huế biết đến là Thủ phủ của Đàng Trong

Lịch sử hình thành, cải tạo và phát triển Cố đô Huế

Cố đô Huế được biết đến là kinh đô của nhà Nguyễn suốt 143 năm. Năm 1994 Cố đô kinh thành Huế được trao tặng chứng nhận của Unesco là một di sản thế giới. 

Lịch sử hình thành 

Thủ phủ được dịch chuyển trên tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều lần, cho tới năm 1738 vua Nguyễn Phúc Khoát hay còn gọi là Chúa Võ, vị vua thứ 8 đời nhà Nguyễn lên năm ngôi thì mới yên vị ở Phú Xuân thuộc TP Huế, tức vị trí hiện nay của cố đô Huế. 

Tới thời kỳ nhà Tây Sơn, mặc dù vẫn chọn cố đô Huế  là kinh đô. Về sau khi Vua Gia Long lên ngôi, đã cho xây dựng lại kinh đô mang tính phòng thủ hơn. Xung quanh được bao bởi tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ phía bắc của sông Hương. 

Cải tạo và phát triển

Việc xây dựng bắt đầu từ thời vua Gia Long cho đến thời vua Minh Mạng vào năm 1917, với các công trình phục vụ cho công việc triều đình cũng như sinh hoạt giải trí của vua quan triều đình. 

Vào những năm từ 1916 tới 1925 dưới thời vua Khải Định nhiều công trình khác được xây dựng mang phong cách châu Âu. Không còn mang tính truyền thống, mà sử dụng kiến trúc mới, vật liệu mới.

Sau đó vào thời vua Bảo Đại – vị hoàng đế cuối cùng của Triều Nguyễn, một vài khu vực của cố đô kinh thành Huế cũng được tu sửa, cải tạo. Hàng loạt công trình trong Hoàng thành được cải tạo theo phong cách Âu hóa, tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới cho cố đô Huế. 

Suy thoái và phục hồi

Tới giai đoạn sau năm 1945 khi Pháp quay lại Đông Dương, sau đó là Mỹ, những năm tháng chiến tranh khốc liệt diễn ra. Khiến cho hàng loại các công trình cố đô Huế   và lăng tẩm ở Huế bị tàn phá một cách dữ dội. 

Tới năm 1975 toàn bộ cố đô Huế  gần như bị tàn phá, tử cấm thành và các lăng tẩm hư hỏng nặng hơn. Cho tới năm 1981 tổ chức Unesco kêu gọi tôn tạo lại Huế, thì mới bắt đầu được trùng tu, hồi sinh quần thể di tích Huế.

Hồi sinh quần thể di tích Huế
Hồi sinh quần thể di tích Huế

Cố đô Huế mang lại giá trị văn hóa như thế nào?

Cố đô Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc của kiến trúc truyền thống Việt, tư tưởng triết lý phương Đông. Và những đặc điểm ảnh hưởng của kiến trúc quân sự phương Tây, đan xen hài hòa với các yếu tố tự nhiên. Các công trình nghệ thuật tuyệt mỹ, mang giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa, lại phong phú, đa dạng với đậm bản sắc Huế…

Cố đô Huế được xem là trung tâm văn hóa mang nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc. Đó chính là sinh hoạt văn hóa cung đình, lễ hội cung đình, âm nhạc và vũ đạo cung đình, cùng cùng nhiều ngành nghề thủ công truyền thống. Mang lại nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học.

Tập hợp các điểm tham quan nổi bật tại Cố đô

Cố đô Huế được chia làm nhiều khu vực để tham quan: ngoài kinh thành, trong kinh thành, trong hoàng thành và tử cấm thành. 

Khu vực ngoài kinh thành

Lầu Phu Văn: Nằm ở mặt ngoài phía Nam kinh thành, trước kỳ đài và Ngọ Môn. Đứng từ kỳ đài nhìn ra sông Hương là có thể dễ dàng nhìn thấy. 

Văn miếu bên trong Cố đô Huế

Hay còn gọi là Văn Thánh MIếu, được xây dựng vào thời vua Gia Long, uy nghi nằm bên bờ sông Hương, thuộc phía Tây Kinh Thành Huế. Nơi đây dùng để thờ Khổng Tử cùng bốn vị Tứ Phối, và các vị có công trong phát triển Nho giáo. 

Chùa Thiên Mụ

Ngôi chùa trên đồi, nằm ở bên bờ sông Hương, phía tây Tp Huế. Ngôi chùa này được chúa Quốc nhiều công tu sửa, cho đúc chuông Đại Hồng Chung, tu sửa hàng chục công trình kiến trúc quy mô. Cảnh quan xung quanh chùa vô cùng đẹp mắt, ở ngay phía trước là tháp Phước Duyên.

Cung An Định 

Nằm ở bên bờ sông An Cựu, là cung điện của vua Khải Định, sau này được sang cho vua Bảo Đại. Bên trong có một bức tượng đồng đúc với kích thước bằng người thật của vua Khải Định. Tất cả đều xây dựng bằng các vật liệu như những lâu đài của châu Âu. Phía sau là nhà hát Cửu Tư Đài, hồ nước, tuy nhiên đã bị tàn phá, tới nay không còn nữa. 

Lăng Khải Định bên trong Cố đô Huế

Đây là lăng tẩm của vua Khải Định, khu lăng này khác với các lăng tẩm ngày xưa nên bị dư luận bàn thảo rất nhiều, họ chê sự lai căng trong kiến trúc cũng như sự khác lạ, không những thế dù diện tích nhỏ nhưng cực kỳ tốn kém và công phu. 

Với cổng trụ hình tháp giống kiến trúc Ấn Độ , Bái Đình Ứng Lăng, dưới sân là tượng voi đá, ngựa đá, và hai bên là các hàng tượng của quan, lính đứng chầu. Tượng đồng vua Khải Định được đúc tại Pháp và phần mộ vua nằm ngay phía dưới. Toàn bộ nội thất trang trí bằng cách ghép từ các mảnh sành sứ, thủy tinh màu của Trung Quốc, Nhật Bản. 

Lăng Minh Mạng 

Khu lăng tẩm của vua Minh Mạng, được nằm trên núi Cẩm Khê, và cũng rất công phu tốn trong 3 năm mới hoàn thành. Xung quanh là các công trình như cửa chính, sân chầu, sân tế, điện thờ Vua và hoàng hậu, còn có ba hồ và nhiều cây hoa sứ nhiều năm tuổi xung quanh. 

Lăng Tự Đức

Là nơi chôn cất và thờ tự vua Tự Đức, nằm ở một thung lũng hẹp thuộc Xuân Thủy. Nơi đây có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh hữu tình, là lăng tẩm đẹp nhất của nhà Nguyễn. Với nét đặc trưng từ lối đi được lát bằng gạch Bát Tràng cho tới tận Khu Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần. 

Cố đô kinh thành Huế là trung tâm di sản văn hóa phi vật thể
Cố đô kinh thành Huế là trung tâm di sản văn hóa phi vật thể

Phía trong kinh thành Huế

Phía trong kinh thành có rất nhiều nơi như kỳ đài, trường quốc tử giám, đỉnh Phú Xuân, Viện cơ Mật, Đàn Xã Tắc.,… tuy nhiên dưới đây là một số nơi nổi tiếng ở phần trong kinh thành. 

Kỳ đài của kinh thành: hay còn gọi là cột cờ, nằm ngay chính giữa phía Nam của Kinh thành. Hiện nay nếu bạn đến tham quan, ngay ở cổng dành cho du khách vào là có thể thấy hình ảnh cờ đỏ sao vàng. 

Cửu vị thần công hay còn gọi là 9 khẩu pháo súng: Được đúc vào năm 1803 thời vua Gia Long, được đặt trước cửa Ngọ môn. Đây được xem là linh vật bảo vệ kinh thành, được làm bằng đồng quý, một bảo vật của lịch sử Huế. 

Điện Long An, ngày nay là bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế: Trước kia là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới để nghỉ ngơi. Hiện nay, có một lượng lớn các hiện vật, được trưng bày như vạc đồng, đồ sứ ký, các trang phục của vua chúa, đồ gỗ, nhạc cụ của nhã nhạc cung đình, cùng các cổ vật khác.

Khu vực trong hoàng thành

Cụ thể khu vực trong hoàn thành cũng được phân chia thành các địa điểm như sau:

Kinh thành Huế

Được xây dựng vào năm 1805 ở thời vua Gia Long hay còn gọi là Nguyễn Phúc Ánh và kéo dài cho tới thời vua Minh Mạng. Với mặt bằng gồm 8 làng cổ là Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phát, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại. Dựa trên sự hài hòa về phong thủy, gồm có núi Ngự, sông Hương, cồn Hến, cồn Dã Viên. 

Gồm có vòng tường thành lên tới 10571m, xây bằng gạch theo kiến trúc Pháp, thành lũy gồm 24 pháo đài, 10 cửa chính và 1 cửa phụ. Dù bị tàn phá dữ dội do chiến tranh, tuy nhiên tới nay vẫn còn giữ được diện mạo vốn có của nó. 

Các khu vực trong kinh thành 

Muốn vào kinh thành phải qua cổng Ngọ Môn- là cổng lớn nhất trong bốn cổng chính. Tiếp đó là điện Thái Hòa, nằm trong khu vực đại nội, cùng với sân chầu là nơi dùng để diễn ra các buổi triều nghi quan trọng. 

Vào bên trong còn có Thế Miếu (nơi thờ các vị vua họ Nguyễn), Hưng miếu ( thời thái tử Phúc Luân và song thân của vua Gia Long. Phía Bắc kinh thành là Thái Miếu, Triệu Miếu. Phía Tây là cung Trường Sinh và cung Diên Thọ, ở cạnh đó là Lầu Tứ Phương Vô Sự. 

Lăng tẩm của Nguyễn Phúc Bửu Bảo, vị vua đời thứ 12 của nhà Nguyễn
Lăng tẩm của Nguyễn Phúc Bửu Bảo, vị vua đời thứ 12 của nhà Nguyễn

Nên tham quan Cố đô Huế vào mùa nào?  

Huế mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa một vẻ, mang nét đặc trưng nơi đây. Tuy nhiên bạn nên đi cố đô Huế  vào mùa Xuân thì sẽ đẹp nhất. Vì đây là thời điểm tiết trời dễ chịu, thuận tiện cho việc tham quan, cũng như có nhiều lễ hội. Có điều vì là mùa đầu năm nên chi phí có vẻ đắt đỏ hơn so các mùa còn lại

Nếu không thể đi mùa xuân, mùa hè cũng là một lựa chọn thay thế. Đầu mùa hè sẽ có các lễ hội và thời tiết thì chưa oi bức. Ngoài ra đi vào mùa hè có thể tới các khu như Lăng Cô, biển Thuận An, phá Tam Giang, ….

Mùa thu lý tưởng hơn, tiết trời dễ chịu, nhưng lưu ý thời tiết vì hay có mưa bão. Mùa đông khá lạnh, vì các địa điểm ở cố đô Huế  di chuyển khá nhiều nên bạn cần đảm bảo sức khỏe thật tốt. 

Nên đi cố đô Huế vào mùa Xuân thì sẽ đẹp nhất
Nên đi cố đô Huế vào mùa Xuân thì sẽ đẹp nhất

Lưu ý khi tham quan cố đô Huế

Đầu tiên, là việc lên lịch trình di chuyển tham quan. Để đi hết các địa điểm ở Huế có lẽ bạn mất vài tuần mới khám phá hết. Nên nếu có ít thời gian bạn nên chọn các địa điểm nổi tiếng và trên một cung đường.
Thời tiết, vấn đề này cũng cần lưu ý, vì mùa mưa Huế có thể lụt lội, mùa nắng thì thật sự rất nắng. Các điểm tham quan thì đều phải di chuyển khá cách xa nhau, và đi bộ khá nhiều, bạn cần chuẩn bị kĩ càng. 

Ẩm thực Huế là thứ bạn không nên bỏ qua khi tới Huế. Vì thế hãy thử những món ăn địa phương nơi bạn tham quan để cảm nhận hết vị đặc trưng của Huế nhé

Chi phí vé tham quan tại Cố đô Huế bao nhiêu?

Quần thể di tích cố đô Huế  có rất nhiều nơi, dưới đây giá tham khảo một vài địa điểm: 

  • Phí tham quan Đại Nội Huế là 200.000 vnđ/’ người với người lớn và trẻ em là 40.000 vnđ, đã bao gồm tham quan khu bảo tàng. 
  • Phí tham quan lăng Khải Định là 100.000 vnđ với người lớn và 20.000 vnđ với trẻ nhỏ
  • Phí tham quan lăng Minh Mạng là 100.000 vnđ với người lớn và 20.000 vnđ với trẻ nhỏ
  • Phí tham quan lăng Tự Đức là 100.000 vnđ với người lớn và 20.000 vnđ với trẻ nhỏ
  • Phí tham quan lăng Gia Long  là 50.000 vnđ với người lớn và với trẻ nhỏ miễn phí
  • Phí tham quan cung An Định là 50.000 vnđ với người lớn và với trẻ nhỏ miễn phí

Ngoài ra còn các khu khác bạn có thể tham quan cố đô Huế  không thu vé vào cửa như chùa Thiên Mụ, Thánh Miếu, trường Quốc Học Huế, Khu vực phía ngoài kinh Thành, làng Hương, đồi Vọng Cảnh….

Kết bài

Cố đô Huế được biết đến là kinh đô của nhà Nguyễn suốt 143 năm, với bề dày lịch sử đáng được đời đời ghi nhớ. Với cảnh đẹp nên thơ, nhiều di tích đẹp, con người Huế vô cùng thân thiện, đồ ăn thì ngon và rẻ. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm chọn lựa và hữu ích khi tới Huế. 

admin

admin

Next Post
Hình ảnh Thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ - Tìm hiểu Nét đẹp Văn hóa du lịch nơi đây

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Tin tức

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín tại luatdaibang.com

by admin
10 Tháng 10, 2024
0

Thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu quan trọng để khởi nghiệp và phát triển kinh doanh. Quá trình...

Khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép gây ô nhiễm

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực luật bảo vệ môi trường

10 Tháng 10, 2024
Các địa điểm tham quan khi đến đền Ngọc Sơn

Các địa điểm tham quan khi đến đền Ngọc Sơn bạn có biết?

10 Tháng 3, 2023
Đi từ Hà Nội đến Đền Ngọc Sơn bằng xe buýt

Hướng dẫn cách đi đến đền Ngọc Sơn từ Hà Nội và hơn thế nữa

10 Tháng 3, 2023
Đền Ngọc Sơn nằm trên hòn đảo nhỏ giữa hồ Hoàn Kiếm

Khám Phá Lịch Sử Đền Ngọc Sơn – Cổ Tích Và Lịch Sử Hòa Quyện

10 Tháng 3, 2023
Cách để bảo vệ bản thân khi tham quan Đền Ngọc Sơn

Lưu ý Khi Tham Quán Đền Ngọc Sơn: Giữ An Toàn Và Tận Hưởng

10 Tháng 3, 2023
logo

Di tích di sản Việt Nam là vết tích lịch sử được lưu lại trên mảnh đất nước ta. Những di tích mang đậm ý nghĩa và giá trị lịch sự, văn hóa và khoa học

2022 Copyright of https://disanviet.net/ DMCA.com Protection Status
  • Trang chủ
  • Di tích Miền Bắc
  • Di tích Miền Trung
  • Di tích Miền Nam
  • Tin tức