Di tích cột cờ Hà Nội là kiến trúc mang dấu ấn lịch sử xây dựng từ thời nhà Nguyễn và nguyên vẹn nhất trong quần thể kiến trúc Hoàng thành Thăng Long từ đầu thế kỷ XIX cho đến nay. Cùng khám phá thêm vẻ đẹp hào hùng, cổ kính này qua bài viết sau.
Hành trình tìm hiểu về cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội còn được biết tới cái tên Kỳ đài Hà Nội được xây dựng từ thế kỷ XIX dưới đời nhà Lê, trên nền đất cũ của thành Tam Môn. Khi đến Hoàng thành Thăng Long, chắc chắn bạn sẽ ghé qua để tận mắt được chứng kiến vẻ đẹp cổ kính của cột cờ xưa này. Đứng từ cột cờ, du khách di chuyển theo đường “ngư đạo”, qua Đoạn Môn đến Điện Kính Thiên – vị trí quan trọng nhất trong Hoàng Thành. Di tích có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng, và cũng là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch.
Địa điểm tọa lạc của di tích
Đến với Hà Nội, du khách không phải đi quá xa vì cột cờ nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Kỳ đài Hà Nội được quy hoạch, nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam, trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, đối diện Vườn hoa Lê Nin. Tìm đường ra đây thì bạn chỉ cần hỏi đường ra Cửa Nam hoặc Lăng Bác là được. Cột cờ cách bờ hồ Hoàn Kiếm chưa đến 1km nên rất dễ để đi lại đồng thời du khách còn có thể tản bộ quanh bờ Hồ ngắm đường phố Hà Nội.
Ý nghĩa lịch sử của di tích
Cột cờ Hà Nội từ lâu đã trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Dưới thời các vua Nguyễn, vào dịp lễ Tết, lá cờ vàng của triều đình được treo trên đỉnh cột cờ và là nơi vua quan xem duyệt binh, quân đội, đấu võ. Năm 1873 tại đây diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ cột cờ giữa quân lính triều đình và binh lính Pháp; lần thứ 2 diễn ra vào năm 1882, Pháp đã chiếm được nơi này, lợi dụng chiều cao của cột cờ làm nơi đóng quân cho trại lính thông tin và làm đài quan sát.
Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng được treo lần đầu tiên lên cột cờ Hà Nội. Chính vì thế, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hình ảnh cột cờ được in trang trọng trên đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành đầu tiên.
Ngày 10/10/1954 – ngày giải phóng Thủ đô, lễ thượng cờ trên đỉnh cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút vô cùng thiêng liêng, trang trọng đối với người dân Thủ đô. Người dân tưng bừng hân hoan chào đón ngày hội lớn, ngày hội của chiến thắng, Thủ đô hoàn toàn được giải phóng khi lần đầu tiên lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới trên đỉnh cột cờ.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cột cờ dùng làm đài quan sát của bộ đội phòng không. Từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy toàn bộ Hà Nội và vùng ngoại ô. Ngày 20/1/1989, cột cờ Hà Nội được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Giờ mở cửa đón khách tham quan
Cột cờ là di tích thuộc khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam nên sẽ được mở cửa cho khách tham quan từ 8h – 17h hàng ngày. Riêng thứ Hai và thứ Năm, cột cờ đóng cửa để được bảo trì.
Bạn nên căn chỉnh giờ để đến tham quan cho chuẩn, vì thật đáng tiếc nếu bạn ở xa ghé thăm mà thời điểm đó cột cờ lại không tiếp nhận khách. Đặc biệt nên tránh ngày thứ Hai và thứ Năm vì đây là thời điểm mà địa điểm bảo trì nên không đón khách.
Mang nét đẹp cổ kính truyền thống của người Việt Nam
Là kinh đô của Việt Nam từ những năm 1010, Hà Nội nổi tiếng với rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử làm tái hiện nét cổ kính của Hà Nội trong đó tiêu biểu có cột cờ Hà Nội. Nổi bật trên đường Hoàng Diệu, Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hoá thế giới.
Di tích này gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long dưới thời phong kiến. Nét cổ kính của Hà Nội gắn liền với kiến trúc đồ sộ, mang nhiều giá trị lịch sử. Trong những công trình thuộc di tích Hoàng Thành, nổi bật có cột cờ Hà Nội. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trên cột cờ giữa lòng thủ đô là biểu tượng của truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Bên cạnh gần đó còn có Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đền Trấn Quốc, Chùa Một Cột, Phủ Tây Hồ,… và rất nhiều địa điểm khác đã tạo nên vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội.
Điểm nổi bật của cột cờ Hà Nội
Cột cờ không chỉ mang ý nghĩa hào hùng mà còn sở hữu vô số những ưu điểm nổi bật khiến khách quan cảm thấy thích thú. Ghé thăm bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng, cụ thể như sau:
Kiến trúc nổi bật, độc đáo của cột cờ Hà Nội
Cột cờ có chiều cao 33m ( 44m nếu tính cả trụ treo cờ). Cột cờ được xây dựng gồm 3 tầng đế và một tòa tháp. Tầng đế được xây dựng có hình chóp vuông cụt, diện tích nhỏ dần và xếp chồng lên nhau theo thứ tự. Tầng dưới cùng cao 3,1m, mỗi cạnh dài 42,5m, hai mặt có cầu thang bằng gạch để dẫn lên tầng hai.
Tầng thứ hai cao 3,7m, mỗi cạnh dài 27m, có 4 cửa với tên gọi khác nhau. Cửa Nam đắp chữ “Hướng Minh”, cửa Đông là “Nghênh Húc”, cửa Tây là “Hồi Quang”, còn cửa Bắc thì không có chữ. Tầng trên cùng cao 5,1m, mỗi cạnh dài 12,8m, có cửa lên cầu thang nhìn về hướng Bắc.
Tiếp đó, thân cột cờ cao 5,1m, dài 18,2m, hình trụ tám cạnh, nhỏ dần lên trên, mỗi cạnh đáy rộng khoảng 2m. Đặc biệt, trong thân có 54 bậc thang dạng xoắn ốc lên tới đỉnh cùng 39 lỗ hình dẻ quạt giúp soi sáng và thoáng khí. Trên cùng cao nhất là đỉnh cột cờ cờ. Nhìn từ xa, cột cờ trông gần giống như cái lầu hình bát giáp có độ cao khoảng 3,3m với 8 cạnh tương ứng 8 cửa sổ. Giữa lầu có một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến tận đỉnh, là chỗ để cắm cán cờ.
Lá quốc kỳ tung bay trong gió
Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh cột cờ Hà Nội đã trở thành biểu tượng khắc sâu vào tâm trí của mỗi người dân Thủ đô và những du khách khi đến đây. Trước đây, lá cờ chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, tết nhưng từ năm 1986, nó luôn tung bay trên nóc cột cờ.
Lá cờ hình chữ nhật có kích thước 4 x 6m, diện tích 24m2, may bằng vải phi bóng, với 3 đường chỉ, góc cờ chần hình quả trám để có khả năng chịu gió to. Khi cờ bị bạc màu hoặc bị rách lập tức sẽ được thay để giữ gìn biểu tượng thiêng liêng của đất nước.
Nhiều địa điểm đẹp tại cột cờ Hà Nội
Xung quanh cột cờ có rất nhiều danh lam thắng cảnh, các điểm tham quan khác mà du khách có thể ghé qua trong ngày. Đứng trên đỉnh tháp, bạn có thể thấy các khu kiến trúc cổ như: Phía Bắc của cột cờ là các di tích Đoan Môn, Cửa Bắc, Lầu Công Chúa; hướng Đông nhìn ra Bưu điện Hà Nội; hướng Tây là Bảo tàng Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác; còn hướng Nam là không gian mở rộng với lối kiến trúc tiêu biểu Hà Nội. Một vài điểm tham quan tiêu biểu gần cột cờ phải kể đến như:
- Nhà hát lớn Hà Nội: Đây là địa điểm tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật lớn của các nghệ sĩ, ca sĩ. Với lối kiến trúc độc đáo, đặc sắc và mang nhiều dấu ấn lịch sử, nhà hát lớn là một địa điểm thăm quan nổi tiếng khi đến với Hà Nội.
- Hồ Gươm: Nằm giữa lòng trung tâm Thủ đô, Hồ Gươm là địa điểm không thể bỏ qua. Đây là lựa chọn hàng đầu để có thể cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính của mặt hồ, mái đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, mái chùa cổ kính, tháp Rùa rêu phong.
- Phố cổ Hà Nội: Nổi tiếng với 36 phố phường đông đúc dân cư sinh sống, đa dạng, phong phú về văn hóa, ẩm thực cũng như các món đồ lưu niệm, quà tặng đậm chất Hà Nội.
- Nhà thờ lớn Hà Nội: Đây là nhà thờ lâu đời mang đậm phong cách kiến trúc Pháp thuộc, nơi đây diễn ra các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Nó không chỉ là nơi thu hút khách du lịch mà còn là điểm hẹn quen thuộc dành cho các cặp đôi trong mỗi dịp đi chơi, tụ họp bạn bè.
Giá vé tham quan cột cờ Hà Nội
Nằm trong di tích Hoàng thành Thăng Long nên để tham quan cột cờ bạn cần phải mua vé, giá vé là 20.000 VNĐ. Đối với học sinh, sinh viên hay người trên 60 tuổi sẽ được ưu đãi giảm 50% giá vé. Học sinh dưới 15 tuổi, người có công với cách mạng thì được miễn phí hoàn toàn. Thời gian mở cửa buổi sáng từ 8h và kết thúc vào 17h chiều tất cả các ngày trong tuần.
Lưu ý khi đến cột cờ Hà Nội
Dù bất kỳ ai đến với cột cờ Hà Nội, bạn cũng cần có một số lưu ý nhất định sau đây:
- Tuân thủ đúng các quy định của đơn vị quản lý như không xâm hại hiện vật, cảnh quan trong di tích, không vẽ bậy, viết lên các di tích, hiện vật.
- Trang phục gọn gàng, trang nghiêm, lịch sự, không nên mặc quá ngắn gây phản cảm.
- Không hút thuốc là, làm ồn gây mất an ninh, trật tự chung
- Không mang theo các chất dễ gây cháy nổ hay vũ khí vào khuôn viên
- Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan chung,
- Để xe đúng nơi quy định và có ý thức tự bảo quản các vật dụng, tài sản cá nhân.
- Nếu là học sinh và sinh viên nên đem theo thẻ học sinh, thẻ sinh viên để nhận được giá vé ưu đãi nhất.
Kết luận
Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử, là biểu tượng, niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.Nếu có dịp đến Hà Nội, hãy một lần đi tham quan, khám phá nét kiến trúc cổ kính, độc đáo này nhé!