Lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình diễn ra trong 5 ngày (từ 13 đến 17 tháng Giêng năm Quý Mão) tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, thỉnh Thái Bình). Tại đây, Ban Tổ chức sẽ tổ chức nhiều hoạt động truyền thống để tưởng nhớ công đức của các vị vua triều Trần. Cùng mình tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Lễ hội Đền Trần là di sản văn hóa
Lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2023 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước; đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi dịp đầu Xuân mới.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Lễ xin lộc Đền Trần nên đi lễ vật và khấn như thế nào?
- Lễ khai ấn có điều gì đặc biệt thu hút nhiều du khách?
- Kinh nghiệm đi Đền Trần giúp chuyến đi thuận lợi hơn
Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Thái Bình, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức lễ hội cho biết, dưới sự chủ trì và chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, lễ hội Đền Trần Nam Định năm nay sẽ được tổ chức quy mô hơn, chu đáo, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và hiện đại, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất, con người Thái Bình và vùng đất Long Hưng-Hưng Hà.
Những hoạt động trong lễ hội Đền Trần
Cụ thể, phần lễ gồm có các hoạt động: Dâng hương tại lăng mộ các vua Trần, tế mở cửa đền, lễ dâng cặp bánh kỷ lục Việt Nam tại đền thờ các vua Trần, lễ rước thủy và rước bộ, lễ bái yết, trình diễn thư pháp 2 câu thơ của vua Trần Nhân Tông.
Phần hộidiễn ra với các nội dung, như thi cỗ cá, thi pháo đất, thi gói bánh chưng, thi kéo lửa nấu cơm cần, giải võ cổ truyền tỉnh Thái Bình, triển lãm nhiếp ảnh mỹ thuật tỉnh Thái Bình mừng Đảng, mừng Xuân, giải kéo co huyện Hưng Hà, liên hoan văn nghệ quần chúng huyện Hưng Hà, Ngày Thơ Việt Nam…
Lễ khai mạc Lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình diễn ra từ 20h10 đến 22h10 ngày 3/2 (tức ngày 13 tháng Giêng Quý Mão). Điểm nhấn của lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật hoành tráng, đặc sắc mang tên “Hào khí Đông A”, gồm 2 phần: Phần 1 với chủ đề “Âm vang Thái Bình” với các ca khúc viết về Đảng, Bác Hồ, về Thái Bình; phần 2 với chủ đề “Khát vọng mùa Xuân – Bừng sáng tương lai”, gồm các màn nghệ thuật sôi động với các ca khúc về Tết, mùa Xuân và đất nước.
Đặc biệt, trong lễ khai mạc, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng vinh danh kỷ lục cặp bánh Bảo Hưng lớn nhất Việt Nam. Với trọng lượng 200 kg mỗi chiếc, được đặt trên kệ gỗ có bánh xe, cặp bánh Bảo Hưng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là sản phẩm phá kỷ lục Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Cặp bánh được Ban Tổ chức dâng tưởng niệm các vị vua triều Trần từ ngày 3 hết ngày 5/2 tại đền Trần Thái Bình.
Chương trình nghệ thuật “Hào khí Đông A”
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Dâu – Ngôi chùa có niên đại lâu nhất Việt Nam
- Chùa Trăm Gian – Ngôi chùa có niên đại lâu đời của Thủ Đô
Lễ khai mạc Lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình diễn ra vào 20h10 – 22h10 ngày 03/02/2023 (tức ngày 13/01/2013 Âm lịch) và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình; tiếp sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC.
Điểm nhấn của lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật hoành tráng, đặc sắc mang tên “Hào khí Đông A”.
Theo tổng đạo diễn chương trình Mai Thanh Tùng, “Hào khí Đông A” được dàn dựng công phu, trong đó sẽ có phóng sự phản ánh những hoạt động nghi lễ đã diễn ra trước đó như lễ dâng hương tại mộ, lễ tế mở cửa, lễ rước thủy, rước bộ; Quy trình sản xuất cặp bánh kỷ lục lớn nhất Việt Nam & Nghi lễ dâng hương, dâng bánh tưởng niệm các vị vua triều Trần.
Chương trình “Hào khí Đông A” gồm 2 phần: Phần 1 với chủ đề “Âm vang Thái Bình” gồm các ca khúc viết về Thái Bình, về Đảng và Bác Hồ; Phần 2 với chủ đề “Khát vọng mùa xuân – Bừng sáng tương lai” bao gồm các màn nghệ thuật sôi động với các ca khúc về Tết, mùa Xuân và đất nước.
Lễ hội Đền Trần là một ngày hội lớn của nước ta vì thế quy mô tổ chức khá lớn. Hy vọng những thông tin trên đã mang tới nhiều kiến thức thú vị cho bạn nhé.