Đức Thánh Trần trong tín ngưỡng người Việt Nam được coi là một vị Thánh và cứ mỗi đầu năm, người dân lại đến các đền, đình để cầu lộc và cầu xin sư may mắn. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu những kinh nghiệm lễ xin lộc Đền Trần Nam Định và cách khán như thế nào để đạt nhiều điều may trong năm.
Ý nghĩa lễ Đức Thánh Trần
Trong lịch sử đấu tranh hàng nghìn năm, dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra biết bao nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hóa kiệt xuất có công giúp dân, giúp nước. Tên tuổi của họ gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước như: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Quang Trung,… Trong số đó, Trần Hưng Đạo hiện lên như một nhân vật, một con người tài năng và đức độ, thiên tài quân sự – người mà tên tuổi gắn liền với 3 lần chiến thắng quân Nguyên – Mông xâm lược, đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và ông đã được nhân dân “thần thánh hóa” bằng cách gọi đầy kính trọng “Đức Thánh Trần”.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Lễ khai ấn có điều gì đặc biệt thu hút nhiều du khách?
- Kinh nghiệm đi Đền Trần giúp chuyến đi thuận lợi hơn
- Lịch sử Đền Trần chứa đựng nhiều dấu ấn thời gian
Đức Thánh Trần là vị tiên phong, bậc tiền nhân đã đóng góp vào lịch sử dân tộc trong cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước của nhân dân Việt Nam.
Ngày nay, người Việt trên khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ xin lộc Đền Trần tại các đình, đền, miếu, phủ trong các ngày lễ, tết, tuần tiết, ngày sóc, ngày vọng, ngày hội để tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ và biết ơn các bậc tôn Thần đã có công với đất nước.
Các đình, đền, phủ và sự lưu truyền linh diệu của các vị thần nhiều khi đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, góp phần to lớn vào việc lưu giữ tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự đình, đền, miếu, phủ đồng thời là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Người dân mong rằng thông qua các hành vi tín ngưỡng, họ có thể cầu xin Đức Thánh Trần và các vị thần phù hộ cho họ, gia đình và cộng đồng được mạnh khỏe, giàu có và thịnh vượng, bình an, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Kinh nghiệm sắm lễ xin lộc Đền Trần Nam Định
Theo tập quán cổ truyền, lễ vật cho các buổi lễ được tổ chức ở các phủ, đền, miếu, phủ có thể lớn, nhỏ, nhiều, ít, sang mọn tùy tâm. Trong các lễ cúng Thánh, Thần, Mẫu, chúng ta mua các lễ chay như hương hoa quả, oản,…để dâng. Cụ thể lễ xin lộc Đền Trần Nam Định cần những vật như:
Lễ chay: Gồm có Hương hoa, trà, quả, phẩm, oản,… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
Lễ mặn: Nếu quý khách muốn dùng đồ mặn, chúng tôi khuyên bạn nên mua đồ chay có hình gà, heo, giò, chả.
Lễ đồ sống: Không được dùng đồ sống như trứng, gạo, muối và thịt với các quan Ngũ Hổ, Bạch Xà, Thanh Xà ở hạ ban Công đồng Tứ phủ.
Cỗ sơn trang: Gồm các món chay đặc trưng của Việt Nam: Không dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có đồ nấu bằng gạo nếp như xôi nếp cẩm thì cũng thuộc lễ này.
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường có oản, hương hoa, trái cây, hoa, gương, lược… Nói cách khác là những đồ chơi thường được làm cho trẻ em. Những lễ vật này được làm tinh tế, nhỏ nhắn, xinh xắn và được đựng trong những chiếc túi xinh xinh.
Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Văn khấn xin lộc Đền Trần Nam Định
Có thể bạn quan tâm:
- Chùa Dâu – Ngôi chùa có niên đại lâu nhất Việt Nam
- Chùa Trăm Gian – Ngôi chùa có niên đại lâu đời của Thủ Đô
Vắn khấn khi đi lễ xin lộc Đền Trần như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
– Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều.
– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.
– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triệu tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ bá trị hiện linh trác vỹ, Minh đức trí nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực “trung hưng, Thượng đẳng tôn thân, Ngọc bệ tiền.
‐ Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vị vương cô Hoàng Thánh.
– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Hương tử con là: ………………….ngụ tại:……………….
Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm…..
Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Trên đây là những kinh nghiệm đi lễ xin lộc Đền Trần mà bạn nên kham thảo nếu có ý định đến đây để cầu may mắn. Mong rằng những thông tin trên sẽ mang tới nhiều điều hữu ích cho bạn nhé.