Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa, công trình kiến trúc khác nhau mang đậm nét truyền thống của dân tộc mình. Nhà Rông của người dân Tây Nguyên cũng vậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Bạn có biết Nhà Rông là nhà như thế nào?
Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà chung cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp của dân dàng tại các buôn làng ở Tây Nguyên. Thường chỉ có ở những buôn làng của người dân tộc như Gia Rai, Ba Na… và ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt là ở hai Tỉnh Kon Tum và Gia Lai
Đến nay vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc có từ khi nào. Nhưng nó đã đi vào đời sống của người dân trong thơ ca, hội họa, gắn liền với các sử thi dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác.
Mặc dù hiện nay xã hội tân tiến, những ngôi nhà hiện đại đã dần mọc lên thay thế những ngôi nhà Rông truyền thống vẫn được gìn giữ ở trung tâm làng. Đó cũng được xem là nét văn hóa tinh thần của người dân Tây Nguyên.
Đôi nét giới thiệu về Nhà Rông
Khi nhắc tới nhà Rông bạn sẽ nghĩ ngay rằng đó là kiểu nhà tương tự như nhà sàn đúng không? Đúng như vậy nó chính là nhà sàn đặc trưng hay còn gọi là ngôi nhà cộng đồng, là nơi sinh hoạt, tụ họp của đồng bào Tây Nguyên mỗi dịp lễ hội.
Nhưng không phải dân tộc nào ở Tây Nguyên cũng đều có. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều ở những buôn làng dân tộc như Ba Na, Gia rai,…Ở vùng phía Bắc Tây Nguyên. Đặc biệt là ở hai tỉnh Kon Tum và Gia Rai. Trở vào Phía Nam Tây Nguyên thì thưa thớt dần.
Bên cạnh đó, đây cũng là nơi thể hiện sự kết nối tâm linh trong cộng đồng và truyền đạt cho các thế hệ trẻ về những giá trị văn hóa truyền thống. Cho đến nay vẫn chưa ai có thể xác định rõ nguồn gốc nhà Rông có từ khi nào. Nhưng từ lâu, nhà Rông đã đi vào đời sống của người dân trong thơ ca, hội họa, nó gắn liền với các sử thi dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác.
Đặc điểm và chất liệu làm nên Nhà Rông
Nhà Rông được xây dựng bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, lồ ô, tre, gỗ… Và được lựa chọn một khoảng đất trống rộng để xây dựng, nằm ngay tại trung tâm của buôn làng. Mỗi dân tộc lại có những nét riêng trong lối kiến trúc, trang trí hoa văn và tạo dáng.
Hình dáng của ngôi nhà thường được xây dựng giống với lưỡi búa hoặc lưỡi rìu của người dân nơi đây. Độ cao sẽ đạt khoảng từ 10 – 20m, tuy nhiên, có những ngôi nhà cao đến khoảng 30m. Về chiều rộng ngôi nhà thì sẽ khoảng 4 – 6m và chiều dài là 10m.
Đặc điểm kết cấu sẽ bao gồm: khung nhà chịu lực được làm bởi 8 cây cột lớn, phần chân bao gồm 10 – 14 cây cột nâng đỡ, sàn nhà sử dụng các tấm tre lồ ô nứa hoặc cây giang đập rập.
Cầu thang thường là số lẻ có 7 đến 9 bậc, tuy nhiên mỗi dân tộc lại có trang trí khác nhau. Hình trang trí trên đầu các cầu thang đi lên sẽ khác nhau tùy theo mỗi dân tộc. Ví dụ người dân tộc Ba Na là hình cây ngọn rau dớn,… như người Gia Rai sẽ trang trí là hình của quả bầu đựng nước. Tất cả đã tạo nên nét đặc trưng ở kiến trúc của ngôi nhà này.
Những điều bạn chưa biết về Nhà Rông Tây Nguyên
Nhà Rông là sản phẩm tinh thần kiến trúc phi vật thể, nó gắn liền với những buôn làng ở Tây Nguyên. Nhưng không phải ai cũng hiểu và biết rõ về nó. Sau đây có thể là những bật mí là bạn chưa biết..
Không phải tất cả các dân tộc nào ở Tây Nguyên cũng đều có nhà Rông. Công trình kiến trúc đặc trưng này chỉ xuất hiện nhiều tại các buôn làng người dân tộc ở khu vực phía bắc Tây Nguyên, đặc biệt là ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phía nam Tây Nguyên từ Ðắk Lắk trở vào thì hiện thưa thớt dần.
Đồng bào ở Tây Nguyên có quan niệm nhà Rông là nơi thu hút khí thiêng của đất trời để bảo trợ cho dân làng. Do đó trong mỗi ngôi nhà đều có một nơi trang trọng để thờ các vật mà người dân ở đây cho là thần linh trú ngụ như con dao, hòn đá, sừng trâu…
Nhà Rông là một nơi quan trọng và tâm linh nhất làng nên đàn ông trong làng phải thay nhau ngủ qua đêm tại đây để trông coi. Một số làng làm đến hai nhà: “Nhà Rông nhỏ – là nhà cái, có mái thấp dành cho phụ nữ, “Nhà Rông đực” dành cho đàn ông thường có quy mô lớn hơn và trang trí cầu kỳ, công phu.
Kiến trúc đặc trưng có tại Nhà Rông
Khi nhắc đến nét đặc trưng của kiến trúc người dân Tây Nguyên thì nhà Rông chính là một minh chứng sinh động và chân thật nhất mà chúng ta không thể bỏ qua ở đó chứa đựng và phản ánh rất rõ văn hóa tâm linh, về đời sống tinh thần của những người con núi rừng…
Vị trí xây dựng Nhà Rông
Nhà Rông là nét văn hóa rất quan trọng đối với mỗi người dân Tây Nguyên. Chính vì vậy việc xây dựng lên ngôi nhà là quan trọng và thiêng liêng đối với họ. Trong đó, vị trí đặt nhà được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng nên họ thường rất kỹ lưỡng trong việc này.
- Đó phải là nơi cao ráo, thoáng mát về mùa nắng và ấm áp về những mùa mưa.
- Nhà phải được xây dựng ở trung tâm của làng, từ các con đường xa cũng nhìn thấy.
- Phải thật tiện lợi cho người dân khi di chuyển đến địa điểm ngôi nhà
- Ngôi nhà phải được xây dựng trên khoảng đất bằng phẳng, rộng rãi, đủ để khi tập trung phải ít nhất 2 – 3 lần số người của làng.
Chọn gỗ xây dựng
Gỗ là chất liệu chủ đạo để xây dựng nên ngôi nhà Rông, kết hợp cùng các vật liệu khác như tre, mây, nứa, lá cây, cỏ tranh,… Hầu hết các vật liệu xây dựng đều được lấy từ rừng.
Việc đi vào rừng lấy gỗ cũng được các bô lão giỏi nhất tính toán chu đáo. Khi xuất phát, buôn làng sẽ chọn thêm 2 người có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn và tháo vát để đi lấy gỗ cùng đoàn.
Đặc điểm, kích thước Nhà Rông
- Dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao thường 15 đến 16m.
- Không hề dùng đến sắt thép, các chỗ nối hay chắp đều được chặt đẽo cẩn thận sau đó rồi dùng dây mây, lạt tre để buộc.
- Nóc nhà sẽ có 2 mái, nơi chỏm đầu dốc sẽ có một đôi sừng và một dải trang trí đặc biệt chạy dọc trên sóng nóng.
- Những tấm đan bằng tre, lồ ô, nứa hoặc cây giang thường được ghép trên sàn nhà.
Kết cấu Nhà Rông
Kết cấu ngôi nhà Rông được thiết kế với các cột liên kết với nhau theo hình thức cột kèo. Đỡ toàn bộ mái nhà và sàn là phần chân đế gồm từ 10 đến 14 cột nâng. Trong đó sẽ có 8 cột chính và 4 đến 6 cột phụ.
Nhà Rông Tây Nguyên thường lớn vì theo quan niệm của người dân, nhà càng to thì chứng tỏ buôn làng đó càng giàu có, sung túc. Về cầu thang, nhà Rông thường được đẽo theo số lẻ từ 7 đến 9 bậc.
Chức năng của Nhà Rông mà bạn chưa biết
Là nét đặc trưng riêng biệt của đồng bào Tây Nguyên nhưng mỗi dân tộc sẽ có những sáng tạo riêng biệt theo văn hóa của đồng bào mình để làm nên nét văn hóa độc đáo. Tuy vậy, ngôi nhà này ở Tây Nguyên thường có các chức năng sau:
Chức năng văn hóa
Người Tây Nguyên thường đánh giá sự trù phú và hùng mạnh của một ngôi làng thông qua hình ảnh của ngôi Nhà Rông, nhà càng lớn, càng đẹp thì sẽ chứng tỏ được uy lực của làng. Có thể giải thích như sau:
- Là sản phẩm của từng cộng đồng làng, không phải là sản phẩm của một nhóm thợ nào cả.
- Trong làng nào có người khéo léo, có những chàng trai khỏe mạnh thì mới đủ sức vào rừng lấy được những cây gỗ đẹp, tốt, chạm khắc, trang trí đẹp mắt, tinh tế tô điểm cho ngôi nhà.
- Đồng thời đây cũng là sản phẩm của tập thể cư dân trong làng vì thế nhà càng đẹp, càng lớn thì càng thể hiện được tinh thần đoàn kết của dân làng đó.
Chức năng quản lý buôn làng
Nhà Rông giống như một trụ sở của bộ máy quản trị, như một trung tâm chỉ huy sản xuất, như một hội trường lớn và như một nhà khách. Có thể giải thích như sau: Đây là nơi đón tiếp khách từ bên ngoài, gồm cả khách chung của cộng đồng lẫn khách riêng của từng gia đình. Trong một số trường hợp nếu cần ngủ qua đêm , khách cũng được ngủ lại tại nhà Rông.
Chức năng đào tạo giáo dục cho thế hệ trẻ
Nhà Rông cũng giống như một nhà tập thể của những người con trai không vợ, như một trường học của thanh niên. Theo giải thích của những người già, thì tập tục này hình thành nhằm những mục đích khác nhau: thứ nhất, để đề phòng và tránh khả năng loạn luân có thể xảy ra giữa các thành viên của gia đình lớn sống cư trú trong ngôi nhà dài.
Thứ hai, để tạo điều kiện cho những thanh niên và đàn ông chưa vợ rèn luyện và học hỏi những kinh nghiệm sống và kinh nghiệm sản xuất để chuẩn bị cho việc lập gia đình riêng.
Thứ ba, để tiện cho việc tập rèn luyện quân sự và dễ dàng tập trung chiến binh của dân làng trong việc phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài .
Chức năng bảo tồn truyền thống thực hành các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng
Nhà Rông là một trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của buôn làng. Điều này có thể được giải thích như sau: mỗi người dân Tây Nguyên từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay có biết bao mối quan hệ thông qua những sinh hoạt cộng đồng.
Đây cũng là hình ảnh thu nhỏ của các thành tố văn hóa truyền thống của làng, của một tộc người. Nó chiếm vị trí quan trọng nhất trong tư duy và phản ánh hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đối với cộng đồng dân tộc Tây Nguyên thì “Nhà Rông– dân tộc – làng” đó là mối quan hệ không thể tách rời, cũng giống người Kinh hình ảnh “ cây đa – bến nước – sân đình”
Lời kết
Nhà Rông là một kiểu kiến trúc độc đáo, mang nét văn hóa tiêu biểu. Nó là biểu tượng truyền thống của đồng bào Tây Nguyên nói chung và người Gia Rai nói riêng. Đó là một di sản quý cho ngày nay và mai sau. Vì vậy thế hệ như chúng ta cần phải giữ gìn những nét đẹp truyền thống đó. Xã hội càng phát triển thì những giá trị văn hóa cần phải được gìn giữ.