Tháp Bánh Ít là quần thể kiến trúc, văn hóa Chăm còn sót lại ở Việt Nam. Theo dòng thời gian , nó đã mang trong mình những dấu ấn lịch sử của Vương quốc Chăm pa cổ đại. Cùng với những nét đẹp văn hóa của người dân Chăm pa trên mảnh đất Bình Định đầy nắng gió và cát.
Giới thiệu về tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít hay còn có tên gọi khác theo người Pháp đặt là tháp Bạc, là một cụm các tháp cổ của người Chăm pa. Hiện nay tháp nằm trên ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nó cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km. Đây là công trình kiến trúc thuộc phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.
Tháp Bánh Ít nằm soi bóng lung linh bên nhánh sông Côn chảy qua cầu Bà Di, nơi gặp gỡ của tuyến quốc lộ 1 và quốc lộ 19. Đây là một cụm tháp cổ Chăm-pa nó được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XI – đầu thế kỉ XII.
Vì tháp nằm trên đồi cao nhìn từ xã, cụm tháp trông giống như hình dáng bánh ít- là một loại bánh đặc sản nổi tiếng của Bình Định nên người dân ở đây mới lấy tên gọi đó đặt tên cho Tháp.
Tháp Bánh Ít là quần thể bao gồm 4 ngọn tháp đứng gần nhau, một lớn ở trên cao và 3 nhỏ ở dưới thấp. Sự sắp xếp và hình thù của những ngọn tháp làm chúng ta liên tưởng đến một mâm bánh ít – loại bánh đặc sản của Bình Định.
Ngoài cái tên gọi tháp Chăm Bánh Ít, tháp còn có nhiều cái tên khác như Thị Thiện (theo ghi chép trong cuốn Đại Nam thống nhất chí); Đại Lộc (lấy theo tên thôn nơi tháp tọa lạc) hay Thiện Mẫu, Thổ Sơn,…
Lịch sử của Tháp Bánh Ít
Theo lịch sử còn ghi chép lại, tháp Bánh Ít có niên đại khoảng từ cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII. Dưới thời trị vì của hai quốc vương là Harivarman IV và Harivarman V. Tháp được xây dựng thuộc phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định, đó là sự kết hợp hài hòa của vẻ đẹp giữa hai khuynh hướng nhịp nhàng khỏe khoắn, trang nhã và hoành tráng trong nghệ thuật kiến trúc Chăm.
Vương quốc Chăm pa là một đất nước tự do, tồn tại từ khoảng thế kỷ đầu tuần đến đầu năm 1832 trên phần đất nay thuộc phần đất Trung Bộ. Vương quốc Chăm pa đã có lúc lan rộng trải dài từ dãy núi Hoàng Liên sơn ở hướng Bắc cho tới Bình Thuận ở phía Nam. Và từ vùng biển Đông cho đến niềm núi phía Tây của nước Lào ngày nay.
Kiến trúc đồ sộ của tháp Bánh Ít
Nếu đem từng kiến trúc ra để so sánh thì mỗi ngôi tháp của Bánh Ít không phải là lớn, nhưng tháp Bánh Ít không phải chỉ có từng ngôi tháp mà còn là các lớp kiến trúc đan xen nhau, là cả quả đồi tự nhiên cao 75 mét, vì thế tuy từng kiến trúc là không lớn lắm nhưng tổng thể kiến trúc Bánh Ít khá đồ sộ và hùng vĩ.
Với lối kiến trúc cổ mang phong cách Chăm, tháp Bánh Ít đã mang trong mình một nét hoang sơ, cổ kính, là điểm thu hút khách du lịch khi đến thăm mảnh đất Bình Định.
Ngoài cái tên gọi quen thuộc là tháp Bánh Ít. Quần thể kiến trúc văn hóa Chăm còn được mọi người biết đến với cái tên “tháp Bạc“. Đây Là một quần thể kiến trúc bao gồm bốn tháp trong đó có một tháp cổng phía Đông, tháp cổng phía Nam hay còn gọi là tháp Bia, tháp Yên Ngựa và tháp chính.
Tháp Cổng (phía đông)
Nổi bật trong khu quần thể tháp Bánh Ít trước tiên phải kể đến Tháp Cổng (phía đông) – cao chừng khoảng 13m. Chất liệu xây dựng hoàn toàn bằng gạch đá ong. Tháp được mở rộng hai cửa thông nhau theo hướng Đông – Tây. Đây là kiến trúc Gopura. Vòm cửa được thiết kế hình mũi giáo, có nhiều lớp liên tiếp vút lên phía trên. Thân tháp có những rãnh tạo thành những cột ốp có dáng cao vút, thanh thoát.
Từ ngoài vào trong đầu tiên du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp cổng phía Đông của quần thể kiến trúc với chiều cao chừng khoảng 13m. Tháp cổng được xây dựng theo hình vuông 7mx7m với lối kiến trúc Gopura. Đây là phong cách kiến trúc điển hình của người Chăm pa. Với hai cửa thông nhau trong đó có một cửa quay về hướng phía Đông còn một cửa quay về hướng tháp chính.
Tháp Bia với phong cách kiến trúc Posah
Di chuyển sang phía Nam của quần thể kiến trúc tháp Bánh Ít du khách sẽ được trải nghiệm thực tế vẻ đẹp của tháp cổng phía Nam. Tháp cổng phía Nam này còn có tên gọi khác là tháp Bia và nó cao chừng 10m.
Điểm riêng biệt của kiến trúc tháp Bia chính là phong cách kiến trúc Posah. Với 3 tầng mái của tháp được lợp xếp chồng lên nhau và nhỏ dần về phía đỉnh tháp. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ riêng biệt cho tòa tháp này.
Tháp chính
Tháp Chính được xây dựng trên đỉnh đồi, nó cao trên 20m. Khác với tháp cổng phía Đông và tháp Bia, thì tháp chính của quần thể kiến trúc Chăm này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc Kalan. Với những bức tường được xây dựng tuy có vẻ thanh thoát nhưng rất vững chãi và trường tồn theo năm tháng. Trên các tầng mái thì lại được thiết kế các hệ thống cột và cửa giả.
Một số mặt tầng mái có họa tiết trang trí mang đậm phong cách văn hóa người dân Chăm pa. Điển hình như ở tầng một gồm những họa tiết được trang trí như hình sư tử ở phía Nam, còn phía Bắc là mặt Kala nhìn thẳng và bên trong là các pho tượng thờ bằng đá. Tất cả đều đã thể hiện được tín ngưỡng văn hóa thờ thần của người dân Chăm pa xưa kia.
Tháp Yên Ngựa
Nằm ở vị trí không xa so với tháp chính, là tháp Yên Ngựa cũng mang trong mình một vẻ đẹp riêng biệt. Đến tháp Yên Ngựa du khách sẽ được gặp một kiến trúc rất lạ mắt, độc nhất vô nhị chỉ có ở Bình Định. Một nét đẹp không thể bỏ qua ở phần thân tháp này chính là bức phù điêu chim thần với tư thế hai cánh giơ cao như nâng đỡ cả phần trên của tháp.
Ngoài ra, khi đến thăm tháp Bánh Ít, du khách sẽ còn có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng đá tạc thần Siva. Với những nét vẽ chạm khắc vô cùng tinh xảo đã tạo nên bức tượng thần Siva đang tọa trên đài sen.
Mặc dù mỗi kiến trúc ở đây có một dáng vẻ riêng biệt, nhưng tất cả đều có những nét chung, đặc trưng cho cả quần thể, đó là tính hoành tráng và ngôn ngữ của khối lớn
Nét đẹp văn hóa công trình kiến trúc Tháp Bánh Ít
Có thể thấy toàn thể kiến trúc tại tháp Bánh Ít đều mang phong cách kiến thiết, xây dựng tiêu biểu và đặc trưng của thời kỳ văn hóa Chăm pa Với lối kiến trúc Kalan, Posah, Gopura đã làm nổi bật lên nét đẹp kiến trúc của tòa tháp- tín ngưỡng quan trọng của người dân Chăm pa xưa ( đó là tín ngưỡng thờ thần), và đồng thời cũng nâng lên giá trị lịch sử của điểm tham quan thú vị này.
Tháp Bạc kế thừa văn hóa Ấn Độ
Văn hóa truyền thống cổ truyền Chăm pa phụ thuộc Văn hóa cổ truyền truyền thống Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ, đã có nhiều lần nâng tầm phát triển rực rỡ với các đỉnh điểm là phong cách thức Đông Dương và kiểu cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích, lịch sử của đền tháp và các công trình điêu khắc đá xây dựng, đặc điểm là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy sức ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo và phật giáo, đó là hai tôn giáo chính của vương quốc Chăm pa xưa.
Tiếp nhận Ấn Độ giáo như là quốc giáo, người chăm cũng đã đón nhận phong cách xây dựng Ấn Độ tạo nên mô hình phong cách rất độc lạ ở Việt Nam.
Tháp Chăm Bánh Ít mang nét riêng của Việt Nam
Tuy nhiên, do sự suy yếu dần của vương quốc chăm pa từ thế kỷ thứ X trở về sau nên công trình tháp Bánh Ít đã không còn hoàn thành xong bằng đường nét tinh tế của các cột và trụ.
Chỉ cần đặt chân đến tòa tháp này chắc chắn bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào một thế giới cổ đại xa xăm ở một đất nước xa xôi nào đó. Nét kiến trúc độc lạ của tháp Bánh Ít làm cho không ít người tò mò và muốn tìm đến chiêm ngưỡng.
Chính vì được gọi với cái tên gắn liền với một loại bánh đặc sản tại quê hương Bình Định cũng là nhằm tôn vinh về những giá trị truyền thống của quê hương. Để giới thiệu cho du khách một món ăn truyền thống nhất định phải nếm thử khi ghé thăm mảnh đất nơi vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Vì được tọa lạc trên đỉnh đồi thơ mộng và yên bình, tháp Chăm Bánh Ít càng làm cho người ta quyến luyến, say mê. Đến với ngôi tháp cổ này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình rất thanh thản, bình lặng và dễ chịu hơn đấy.
Một số kinh nghiệm khi đi du lịch tháp Bánh Ít
Là một mảnh đất du lịch đầy ấn tượng với nhiều thắng cảnh đẹp, Bình Định nổi tiếng với những bãi biển đẹp đắm say lòng người. Không chỉ có thế mà khi nhắc đến Bình FĐịnh, người ta chắc chắn không thể kìm lòng mà nhớ đến tháp Chăm Bánh Ít Quy Nhơn – địa điểm văn hóa mang đậm kiến trúc của người Chăm pa.
Kinh nghiệm để có bộ ảnh tuyệt vời
Nếu bạn muốn có một bộ ảnh thật đẹp mang đậm phong cách cổ thì đây cũng là nơi checkin đẹp lung linh dành cho các bạn đam mê “sống ảo”. Đến tháp Bánh Ít, bạn chỉ cần diện một chiếc đầm dài maxi nữ tính với những họa tiết nổi bật là bạn có thể săn được những bức hình “triệu like” rồi.
Thời điểm để tham quan tháp
- Nên lựa chọn thời điểm thích hợp: là từ tháng 01 đến tháng 8, vì đây là lúc thời tiết nắng ráo.
- Đem theo mũ, nón, ô, nước uống,… Để đảm bảo leo lên tới đỉnh mà vẫn còn tỉnh táo trước cái nắng gắt của miền Trung.
- Đem theo thêm thuốc chống muỗi, côn trùng,… Bạn sẽ tha hồ hòa mình với thiên nhiên mà vẫn đảm bảo an toàn.
- Nếu đi theo đoàn thì bạn cần liên hệ trước với bộ phận quản lí tại đây để được hướng dẫn viên tại đây hỗ trợ, đồng hành.
- Hãy chuẩn bị cho mình một tâm hồn đẹp và người bạn đồng hành chụp hình có tâm nhất quả đất để lưu giữ lại những khoảnh khắc thú vị nơi đây.
Lời kết
Với vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính tháp Bánh Ít đang trở thành một địa điểm tham quan rất thú vị mà du khách không thể bỏ qua khi đến thăm Bình Định. Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp quý khách có chuyến tham quan mảnh đất này thật bổ ích và ý nghĩa.