Chùa Bà Thiên Hậu đã có từ hơn 200 năm và được coi chốn tâm linh để cầu bình an, phước lành. Chùa được đông đảo các du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Cùng khám phá nét đẹp của ngôi chùa giữa chốn sầm uất Sài Gòn qua bài viết dưới đây nhé!
Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu?
Chùa Bà Thiên Hậu được người Hoa xây dựng vào thế kỷ XVIII tại 710 Nguyễn Trãi, quận 5. Chùa còn được biết đến với cái tên chùa Bà Chợ Lớn vì vị trí ngay cạnh Chợ Lớn. Đây là nơi tâm linh có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống và văn hóa những người Hoa đang sinh sống đồng thời cũng là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Việt Nam.
Chùa mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7. Vào những ngày Lễ, Tết thì thời gian có những sự thay đổi khác nhau. Chùa mở từ 6h – 11h30 sáng và buổi chiều từ 13h – 16h30.
Lịch sử hình thành
Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng vào thế ký 18, khoảng những năm 1760 do người Hoa gốc Tuệ Thành cùng góp vốn, góp sức. Trải qua 263 năm tồn tại, với nhiều lần trùng tu, sửa chữa, ngôi chùa vẫn giữ được những nét độc đáo riêng vốn có của nó. Vào ngày 7/1/1993, chùa được ghi nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Kiến trúc tại chùa Bà Thiên Hậu
Đến với chùa Bà Thiên Hậu, các du khách sẽ phải ấn tượng bởi kiến trúc nơi đây. Chùa gồm 4 gian nhà được liên kết với nhau tạo thành chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc” trong Hán tự. Ngôi chùa mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa Với 3 tòa chính đó là tiền điện, hậu điện và trung điện.
Tiền điện của ngôi chùa
Tiền điện chùa thờ Phúc Đức Chánh thần ở bên phải, và bên trái thờ Môn Quan Vương Tả. Tại tiền điện còn đặt các bia đá ghi về truyền thuyết của Bà Thiên Hậu cùng các bức tranh vẽ Bà đang hiển linh trên sóng nước.
Trung điện của ngôi chùa
Trong trung định có bộ lư “Phát lan” gồm 5 món điêu khắc rất tinh xảo. Hai bên là hình ảnh chiếc thuyền rồng cổ chạm trổ hình nhân với chiếc kiệu cổ sơn son thếp vàng được để rước Bà vào ngày lễ hội (ngày vía Bà).
Chính điện hay hậu điện của ngôi chùa
Tại đây được chia làm 3 gian. Gian giữa là thờ bà Thiên Hậu. Tượng của Bà được tạc từ các khối gỗ cổ cao 1m. Bên phải là thờ Kim Hoa Nương Nương còn bên trái là Long Mẫu Nương Nương. Các tượng thờ Quan Thánh, Thần Tài và Địa Tạng được đặt ở hai gian phụ. Tất cả các pho tượng tại chùa đều được khoác lên những chiếc áo thêu lộng lẫy.
Suốt chiều dài của ngôi chùa là kiến trúc chính và là nơi dành cho các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng. Ở giữa là khoảng trống giống như giếng trời giúp lấy ánh sáng, khí trời đồng thời giúp khói hương theo đó bay lên, tránh khói cho bên dưới. Hai bên lối đi được phân cách rõ ràng, giúp cho người viếng thăm di chuyển thuận tiện nhất là vào các dịp lễ hội hay đầu tháng hay ngày rằm.
Phần mái
Phần mái của chùa bà Thiên Hậu được trang trí bằng các bức tượng có kích thước khác nhau lớn nhỏ đa dạng và hình thù phong phú. Tuy vậy, tất cả đều được bài trí hài hòa, đẹp mắt. Ngắm kỹ từng họa tiết, đường nét, du khách sẽ hiểu được sự tinh tế, tỉ mỉ, kỳ công đến thế nào của người tạo nên nó.
Điện chính
Điện chính giữa của chùa được trang trí bởi các hình thiên nhiên, hoa lá, chim muông và câu đối, hoành phi. Màu sắc chủ đạo ở đây là màu đỏ kết hợp với sắc vàng tạo nên sang trọng, ấm áp mà không kém phần huyền bí. Các bức tranh treo ở chùa được đắp nổi hình con vật long, ly, quy, phượng. Trên nóc và mái hiên chùa, vách tường có gắn phù điêu và tượng bằng gốm nung đa dạng.
Giữa điện
Ngoài ra, chùa bà Thiên Hậu còn có các đỉnh trầm, lư hương, lư trầm bằng đá sa thạch… Do được người Hoa xây dựng và hoàn thành nên chùa có giá trị vô cùng quý hiếm về mặt tinh thần lẫn vật chất. Khu vực giữa các điện là khoảng không giếng trời giúp không gian chùa thoáng đãng, với ánh sáng, nắng gió tự nhiên. Tới chùa, khách du lịch sẽ cảm nhận được không khí trong lành, mát mẻ cũng như sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm hồn.
Bảo vật quý
Chùa Bà Thiên Hậu còn nổi tiếng với nhiều bảo vật quý hiệm. Hiện chùa đang lưu giữ khoảng 400 đồ cổ cùng rất nhiều đỉnh trầm, lư hương và lư trầm. Tại chùa có 10 bức hoành phi, 7 pho tượng thần, 9 bia đá, 2 chuông nhỏ, 6 tượng đá, 41 tranh nổi, 23 câu đối, … đều được chế tác, điêu khắc tỉ mỉ, cầu kỳ với những đường nét sắc sảo, tinh tế.
Sự tích về Bà Thiên Hậu
Bà Thiên Hậu có tên thật là Lâm Mặc Nương sinh ngày 23/3/1044, người đảo Mi Châu, Phúc Kiến. Từ khi còn nhỏ mới 14 tháng, bà đã rất nổi bật, khiến nhiều người chú ý tới bơi những khả năng thiên bẩm của bà. 8 tuổi bà biết đọc đến 11 tuổi bà tu theo Đạo giáo. Năm 13 tuổi, bà tìm được dưới giếng một xấp cổ thư rồi theo đó mà tu luyện đắc đạo.
Có một lần, cha bà là Lâm Tích Khánh ngồi thuyền cùng 2 anh trai của bà, chở muối đến Giang Tây để buôn bán, giữa đường thì bão lớn. Lúc đó bà cùng mẹ đang ngồi dệt vải nhưng lại xuất thần đi cứu cha và các anh. Bà dùng răng giữ được áo của cha, 2 tay giữ 2 anh. Tuy nhiên, giữa lúc đó thì mẹ bà gọi, khiến bà phải trả lời khiến cho cha bị sóng cuốn đi và chỉ cứu được 2 anh. Từ đó mỗi khi đi biển gặp sóng to gió lớn, người bị nạn trên thuyền đều gọi khấn vái bà. Năm Canh Dần, bà được nhà Tống sắc phong là”Thiên Hậu Thánh Mẫu”.
Để tỏ lòng biết ơn, bà được người Hoa thờ cúng bởi họ tin rằng bà đã giúp họ sang Việt Nam một cách thuận lợi, bình an và an cư lập nghiệp. Và khi người Hoa đến Việt Nam, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu cũng được du nhập vào và có nhiều ngôi chùa cũng được xây dựng lên như chùa chùa Bà Thiên Hậu ở Võ Văn Kiệt, Bà Thiên Hậu ở Bình Dương,…
Thời gian tốt nhất ghé thăm chùa
Để được tham gia vào các lễ hội sôi động tại chùa Bà Thiên Hậu thì bạn nên đi tham quan vào thời điểm từ ngày 22 đến 24/3 âm lịch. Tuy nhiên, nếu muốn một chốn an yên, thanh tịnh để thành tâm, khấn vái, thắp hương và cầu nguyện thì bạn đến chùa trong thời gian nào cũng được.
Chốn của Phật luôn sẵn lòng đón tiếp các Phật tử. Những ngày thường tại chùa vẫn có nhiều người tới để thắp hương, khấn bái tuy nhiên sẽ yên tĩnh và vắng vẻ hơn rất nhiều so với ngày lễ. Tham quan, khám phá chùa là một trải nghiệm đáng nhớ khi bạn đặt chân tới đất Sài Gòn.
Lễ hội diễn ra tại chùa
Khi Tết đến xuân về, bên cạnh các ngày hội truyền thống như Tết Nguyên Đán, hoặc vào các ngày đầu tháng, ngày rằm, người dân khắp mọi miền cùng nhau đến chùa Bà Thiên Hậu để cầu mong được bình an, sức khỏe và tài lộc. Vì thế lư hương tại chùa lúc nào cũng nghi ngút khói nhang. Người làm công quả cũng bận rộn lấy bớt phần nhang đã cháy hết để chừa chỗ cho những người sau đến viếng. Hương nhang thơm lan tỏa trong gió, mang theo những ước nguyện thành tâm của mọi người dân.
Ngoài ra, lễ hội ngày vía Bà Thiên Hậu tổ chức vào 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm cũng là lễ hội lớn được đông đảo người dân tham gia. Trong dịp này, tượng Bà Thiên Mẫu được đặt trên kiệu sơn đỏ thiếc vàng và được người dân rước đi xung quanh chùa được gọi là rước kiệu. Bên cạnh đó có rất nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, múa lân, … diễn ra vô cùng náo nhiệt và sôi động.
Lý do nên đến tham quan chùa Bà Thiên Hậu
Chụp hình, check in lý tưởng
Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu nguy nga, tráng lệ với vời nét độc đáo, khác lạ. Mỗi góc của chùa đều đem đến những nét đẹp riêng. Bảng sớ màu hồng, những hàng rào xanh vững chãi, hàng hương vòng được treo lung linh trong gió hay hai bức tường gạch,… tất cả đều có thể tạo ra những bức hình đẹp, huyền ảo.
Chùa là nơi cầu nguyện, cúng bái linh thiêng
Vào những ngày rằm, đầu tháng hay những ngày lễ lớn rất đông người dân và du khách đến chùa Bà Thiên Hậu thăm viếng và lễ bái, cầu nguyện. Mọi người đều tin rằng dựa vào sự đức độ, phẩm hạnh cao quý cũng như lòng bác ái của Thiên Hậu Thánh Mẫu mà mọi ước nguyện, thỉnh cầu sẽ được linh ứng. Chính vì thế không chỉ cầu sức khỏe, bình an, công danh mà các bạn trẻ cũng đến đây để cầu xin tình duyên, mong gặp được ý trung nhân.
Lễ hội vía Bà Thiên Hậu tại chùa có quy mô lớn nhất Sài Gòn
Cứ đến 22 đến 24/3 âm lịch hàng năm, lễ hội vía vía Bà Thiên Hậu thu hút đông đảo lượng lớn người Hoa và người Việt đến cúng bái.
Chùa gần với các điểm du lịch đẹp của Sài Gòn
Chùa Bà Thiên Hậu có vị trí gần với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác của Sài Gòn. Đến chùa, các du khách cũng không tốn quá nhiều thời gian để di chuyển sang các địa điểm du lịch khác như chùa Từ Quang nằm ở quận Bình Chánh, hay ngôi chùa cổ Tuệ Giác Lâm ở quận Tân Bình,… Rất là tiện lợi vẹn cả đôi đường cho các du khách đến tham quan.
Những điểm lưu ý khi ghé thăm chùa Bà Thiên Hậu
Khi đi tham quan bất kỳ địa điểm nào, các du khách cũng cần có một số lưu ý, đặc biệt đối với những chốn cửa Phật linh thiêng:
- Khi đến chùa các bạn nên vận những bộ trang phục nhã nhặn, đứng đắn và lịch sự, không nên mặc màu sắc sặc sỡ, phản cảm.
- Nên thành tâm cầu nguyện, khấn bái và tận hưởng vẻ đẹp an yên, thanh tịnh, linh thiêng thay vì quá mải mê cho việc chụp ảnh, check in.
- Không được tùy ý chạm, sờ hay lấy bất kỳ vật nào trong chùa khi chưa được cho phép.
- Không dẫm lên cỏ, không ngắt hoa, ngắt cành cây, đảm bảo vứt rác đúng chỗ tráng gây ô nhiễm, mất vệ sinh và cảnh quan chùa.
- Nếu muốn chụp hình, quay phim bạn nên xin phép với ban quản lý nhà chùa.
Kết luận
Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa mang phong cách Trung Hoa có lịch sử lâu đời nhất tại Sài Gòn. Đây cũng là chốn tâm linh vô cùng thiêng được đông đảo mọi người ghé thăm. Hãy một lần thăm quan chùa để tận hưởng kiến trúc đặc sắc với nhiều cổ vật có giá trị tại chùa và tận hưởng không khí an yên, bình lặng nơi tâm hồn.