Nếu đã ghé thăm Hà Nội chắc chắn các bạn không thể bỏ qua di tích đền Ngọc Sơn, đây không chỉ là di tích lịch sử mà còn là biểu tượng tâm linh của Hà Nội. Ngôi đền này không chỉ mang vẻ đẹp cổ kính mà còn có ỹ nghĩa tâm linh, để tìm hiểu về địa điểm này các bạn đừng bỏ lỡ các thông tin trong bài viết sau của chúng tôi.
Một số thông tin về đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn nằm ở đảo ngọc và ngay giữa lòng hồ Hoàn Kiếm, ngôi đền này được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 19 và trước đây là nơi thờ của Quan đế. Sau này đền được đổi thành nơi để thờ Phật và cuối cùng được tu sửa thành ngôi đền như ngày hôm nay. Kiến trúc của đền là nét giao thoa văn hóa và sự hòa hợp về tôn giáo sau nghìn năm văn hiến.
Đây là một điển hình của không gian kiến trúc tuyệt vời và được xây dựng theo lối kiến trúc là hình chữ tam. Tại đây thờ phụng những vị thần như là Văn Xương Đế Quân, Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường…
Qua đó điều này thể hiện rất rõ những quan niệm tam giáo của người Việt và các hoạt động tâm linh này không chỉ được thể hiện ở việc thờ cúng mà còn ở trong lối kiến trúc. Hệ thống câu đối hoành phi của đền hết sức đồ sộ và các vật bài trí vô cùng tinh xảo từ thời xa xưa.
Quá trình xây dựng đền Ngọc Sơn
Trước đây khi mà vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long Hà Nội thì đã đặt tên cho ngôi đền này là đền Ngọc Tượng, và đến đời nhà Trần thì ngôi đền này đã được đổi tên thành đền Ngọc Sơn. Vào thời Trần thì đây là nơi để thờ tự những anh hùng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và không lâu sau thì ngôi đền này sụp đổ.
Đến thời của vua Lê Vĩnh Hựu, chúa Trịnh đã xây dựng cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở bên bờ phía đông và nơi này đối diện với đền Ngọc Sơn, hai ngọn núi này được gọi là Đào Tai và Ngọc Bội. Đến cuối thời nhà Lê thì cung Thụy Khánh bị phá hủy và một nhà từ thiện đã xây dựng nên ngôi đền mới trên nền của đền cũ và vẫn gọi là đền Ngọc Sơn.
Chỉ ít năm sau thì ngôi chùa này lại nhường cho một người khác và đổi thành đền thờ Tam Thánh, và đã gác chuông cũng như xây dựng lại gian điện chính. Các dãy phòng hai bên thì đặt tượng và đế quân để thờ cũng như đổi tên thành đền Ngọc Sơn, vào năm tự Đức thì nhà Nho Nguyễn Văn Siêu dã tự mình đứng ra tu sửa lại ngôi đền này cũng như lắp đặt kè đá xung quanh.
Đền Ngọc Sơn tọa lạc ở đâu?
Đền Ngọc Sơn nằm trên một gò đất cao ở giữa lòng hồ Hoàn Kiếm và khi đến đây ai ai cũng có thể nhìn thấy ngôi đền đầy cổ kính này. Đây là nơi thờ Trần Hưng Đạo và Quan Vũ Đế thêm và hai vị võ tướng khác, đây cũng chính là nơi đã chứng kiến những buổi diễn tập thủy chiến của quân đội ta trước đây.
Theo thời gian thì lịch sử và huyền thoại đã được hòa quyện thành không gian văn hóa, ngay từ thời nhà Lý đây là nơi là kiến trúc lừng danh một thời. Vào những thời kỳ tiếp theo thì ngôi đền cũng đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và cũng là nơi để đấu tranh giành lại chính quyền của cuộc cách mạng tháng 8 để bảo vệ thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến nổ ra.
Những sự kiện lịch sử quanh Hồ Gươm và nhất là đền Ngọc Sơn đã làm giàu thêm cho nội dung của di tích lịch sử này. Để vào ngôi đền này thì bạn cần phải bước qua cây cầu có tên là cầu Thê Húc nối đảo Ngọc với bờ đông, trước đây là nơi mà chúa Trịnh đã xây cung Khánh Thụy.
Khi mà nhà Trịnh suy vong thì Lê Chiêu Thống đã được trao trả quyền hành và vào đầu thế kỷ 19 thì ngôi chùa được dựng lên trên nền đất cũ. Trước cửa của chùa có một cái chuông khá lớn và vào năm 1843 nơi đây đã chuyển từ thờ Phật sang thờ Tam thánh, sau này ngôi đền được tu sửa lại và có hình dáng gần giống so với hiện tại.
Các địa điểm tham quan khi đã đến đền Ngọc Sơn
Ghé thăm đền Ngọc Sơn các bạn không chỉ được tham quan đền mà còn có thể thưởng thức nhiều địa điểm tham quan khác nhau. Mỗi một địa điểm lại là một dấu ấn lịch sử với các câu chuyện riêng, dưới đây là một số địa điểm tham quan khi đến với đền Ngọc Sơn:
Tháp Bút
Đầu tiên phải kể đến đấy chính là tháp Bút, tháp được xây dựng trên một cái gò đá và gò này tượng trưng cho một ngọn núi, tháp có hình vuông và được xây dựng với 5 tầng. Tháp Bút được xây dựng vào năm 1865 và hình dạng của nó giống như một cái ngòi bút đang được hướng lên bầu trời cao nên được đặt cho cái tên là Tháp Bút.
Trên thân tháp cho dòng chữ được khắc là tả thanh thiên có nghĩa là viết lên bầu trời xanh và nó còn có rất nhiều ý nghĩa khác với cái tên này. Nhưng chung quy lại thì nó ý chỉ là cái hùng tâm tráng khí của các bậc sĩ phu thời bấy giờ.
Cầu Thê Húc – Đền Ngọc Sơn
Một trong những điểm đến quan trọng nữa khi ghé thăm đền Ngọc Sơn đấy chính là cầu Thê Húc, cây cầu có màu đỏ son và được thiết kế như một dải lụa mềm mại bắc qua làn nước xanh rì. Cầu được xây dựng vào năm 1865 và được làm hoàn toàn bằng gỗ, cầu là nơi nối liền bờ với đền, tên của cầu còn có ý nghĩa là nơi lưu lại ánh sáng.
Cầu gồm có 15 nhịp và có 32 chân xếp song song với nhau tạo thành 16 đôi chân cầu, các ván cầu được sơn đỏ thẫm và chữ Thê Húc được thếp vàng. Cầu hướng về phía đông và đây được cho là có thể hứng trọn được toàn bộ nguồn dưỡng khí, và cùng với nghĩa thì màu sắc của cầu tượng trưng cho sự sống, niềm hạnh phúc.
Đắc Nguyệt lâu
Đắc Nguyệt lâu là một phần trong tổng thể của khu di tích đền Ngọc Sơn, Đắc Nguyệt Lâu gồm có hai tầng và có hai mái cũng như có hai cửa sổ lớn. Trên cửa có 3 chức khắc là Đắc Nguyệt lâu, có nghĩa là lâu đài có hồ nước bao quanh, và sớm đón được ánh trăng, khoảng giữa có hai câu đối và hai bức tranh được đắp nổi.
Bên phải có bức hoành phi long mã đồ và phía trái là bức hoành thần quy lạc thư, tất cả đều được thiết kế với các đường nét rất sống động. Những hình ảnh này đều mang hàm nghĩa đặc biệt, hình ảnh đắp nổi cũng thể hiện được sự sáng tạo của những người nghệ nhân lúc bấy giờ.
Cổng tam quan – Đền Ngọc Sơn
Tam quan có nghĩa là 3 cửa và được thiết kế với ba lối đi, phần cửa chính lớn và hai cửa nhỏ đặt ở hai bên, phần vách của cổng được làm hoàn toàn bằng gỗ và được xây dựng trên nền đá. Phần mái được lợp ngói và phần hai bên của cổng được tạc câu đối, cổng tam quan còn được chia làm hai loại là:
- Cổng tam quan có gác là cánh cổng được thiết kế nhỏ gọn và được xây 1 tầng, hai tầng, 3 tầng mái hoặc có gác, đối với các cổng này thì được dùng để treo chuông khánh.
- Cổng tam quan tứ trụ là cổng thay vì được thiết kế với các vách tường thì được làm bằng 4 trụ với 3 lối đi được xây nên, phần trên nối liền của các trụ được gọi là trán cổng.
Ý nghĩa của kiến trúc cổng tam quan đền Ngọc Sơn đấy chính là tượng trưng cho ba cách nhìn của phật giáo là không quan, trung quan, hữu quan. Không quan là cái tượng trưng cho sự vô thường, hữu quan là thể hiện cho cái sắc và trung quan là thể hiện sự trung dung.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng tam quan là ý niệm về sự tam giải thoát môn đấy chính là có thể bước vào được cõi niết bàn. Khi mà con người có thể hiểu hết được ý nghĩa của cả ba cửa này thì mới có thể tìm được sự bình yên cũng như sự giải thoát cho tâm hồn của mình.
Đình trấn ba
Một di tích nữa mà các bạn chắc chắn không nên bỏ lỡ khi đến thăm đền Ngọc Sơn đấy chính là đình trấn ba, theo các nhà sử học thì đây là một công trình kiến trúc có quy mô nhỏ. Và kiến trúc này được thiết kế để người ta có thể tiện dâng khói hương, và người xưa quan niệm rằng khói hương là do lòng thành kính bay lên và được thần linh chứng giám cho điều này.
Đình trấn ba có nguồn gốc gắn liền với nho giáo và đình được xây dựng gồm hai tầng, 8 mái, trên đỉnh của đình có gắn quả hồ lô hình bầu rượu và tám góc mái hơi cong nhẹ. Đình trấn ba cao có nền cao 0.7m, có chiều dài là 6, với các khoảng cách cột lần lượt là 3m, các cột có đường kính khá lớn giúp cho đình có thể đứng vững chắc.
Những lưu ý khi tham quan đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn là địa điểm du lịch thiêng liêng vì vậy khi đến tham quan tại di tích này các bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Nên ăn mặc chỉn chu và quần áo nên gọn gàng và phù hợp với hoàn cảnh ở đây, không nên mặc các đồ quá ngắn, thiếu tế nhị.
- Bởi đây là nơi thờ cúng nên du khách khi đến đây cần lưu ý không được cười nói quá to và đi lại nhẹ nhàng, giữ trật tự khi cúng bái.
- Khi thắp hương cầu khấn cần phải cởi bỏ dép và không đội mũ che ô theo như quy định.
- Không được xả rác bừa bãi và cần vứt rác đúng nơi quy định của đền.
Kết luận
Đền Ngọc Sơn là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng và chắc chắn là mọi người không nên bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội. Ngoài ra tại đây còn có nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn khác nhau, vé vào cửa cũng không hề đắt đỏ, chắc chắn khi đến đây bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời và kiến thức bổ ích về lịch sử nước ta.