Khi nhắc đến cuộc chiến tranh tàn khốc, người dân Việt Nam chắc hẳn sẽ có hàng nghìn giờ để kể lại câu chuyện về những vị anh hùng, địa điểm khu căn cứ, vết tích lịch sử. Và nếu gần khu vực thành phố Hồ Chí Minh, bạn hãy lựa chọn và viếng thăm địa đạo Củ Chi. Một di tích lịch sử quan trọng thuộc cấp quốc gia, nổi tiếng và hào hùng của dân tộc ta.
Lịch sử hình thành và mở rộng
Từ lâu địa đạo Củ Chi là một trong những điểm đến rất thú vị tại nơi Sài Gòn tráng lệ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được lịch sử hình thành địa điểm du lịch này. Lịch sử nơi đây gắn liền với những cuộc kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1946 đến 1948. Công trình này được thực hiện bởi quân và nhân dân xã Tân Phú Trung, xã Phước Vĩnh An. Nhằm tạo ra chỗ ẩn nấp, cất giữ vũ khí và quân tư trang của nhân dân ta.
Thời điểm ban đầu, tại mỗi ngôi làng đều có một hầm căn cứ riêng biệt. Tuy nhiên do phục vụ nhu cầu đi lại, họ đã kết nối lại với nhau để tạo nên một hệ thống liên hoàn. Công trình này nối liền 6 xã phía Bắc của địa đạo, từ công trình này quân sự có thể dễ dàng liên lạc và che giấu lực lượng, tiến hành họp bàn kế hoạch cách mạng quan trọng.
Trong giai đoạn 1961 đến 1965, công trình này được phát triển rộng và hình thành nhiều nhánh thông với nhau. Phía trên của công trình được trang bị với rất nhiều lỗ đinh, hầm chông và bãi mìn, để phục vụ cho công cuộc chiến đấu với quân địch của nhân dân ta. Khi đến với nơi đây bạn sẽ hiểu được phần nào đó, về cuộc sống khó khăn của cha ông ta trong thời kỳ chiến tranh.
Vị trí tọa lạc của khu địa đạo
Từ khi bắt đầu khởi tạo, hệ thống địa đạo được xây dựng tại địa bàn xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An, thuộc huyện Củ Chi. Cái tên địa đạo Củ Chi được xuất hiện từ đó. Địa đạo lúc này chỉ là những đoạn ngắn, với nét cấu trúc khá đơn giản. Phục vụ làm nơi ẩn nấp cho cán bộ chiến sĩ và là nơi cất giấu tài liệu bí mật của quân đội. Thời điểm về sau, địa đạo được gia cố và cho mở rộng ra khắp 6 xã phía bắc thuộc huyện Củ Chi. Khi đó đã tạo thành hệ thống hầm trú liên hoàn, mang tính phức tạp.
Và được hoàn thiện hơn rất nhiều để lực lượng quân Việt Minh trú ẩn, liên lạc và hỗ trợ cho nhau trong mọi chiến dịch. Ngày nay khu di tích địa đạo đã được bảo tồn tại hai khu vực: Bến Dược thuộc xã Phú Mỹ Hưng, và bến Đình thuộc vào xã Nhuận Đức. Do ban quản lý khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, thuộc Bộ chỉ huy Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh quản lý và duy trì. Ngoài hệ thống khu địa đạo, khu di tích này còn tái hiện lên vùng Giải Phóng, và khu du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn. Để du khách có thể tham quan và trải nghiệm sắc nét nhất.
Có gì khi tham quan tại địa đạo Củ Chi?
Tuy đây là địa điểm tham quan về di tích lịch sử, nhưng địa đạo Củ Chi không hề tạo cảm giác nhàm chán. Đến đây bạn sẽ có được trải nghiệm về những điều mới mẻ, bất ngờ về nền văn hóa và lịch sử của nước nhà.
Hầm địa đạo
Có thể nói đây là địa điểm tham quan chính tại khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Bạn sẽ được khám phá và tham quan tất cả ngóc ngách, nằm trong hệ thống đường hầm có độ dài 120m, trong đó bao gồm 2 tầng hầm. Đặc biệt sẽ được trải nghiệm những món ăn như: khoai, sắn và củ mài chấm muối vừng mà Bếp Hoàng Cầm nổi tiếng trong thơ ca đã làm.
Phục vụ cho dân địa phương và các chiến sĩ của ta ăn khi xưa. Đường hầm của địa đạo được xây dựng bởi chất liệu đất sét, pha với đá ong tạo nên độ bền chặt rất cao và hầu như không bị sạt lở. Ngoài ra các lỗ thông hơi đều được thiết kế trổ lên mặt đất, và được ngụy trang cẩn thận kín đáo.
Khu vực tái hiện lại vùng giải phóng Củ Chi
Đúng với cái tên gọi của nó, đây chính là địa điểm được xem là thước phim tài liệu. Nói về năm tháng lịch sử hào hùng, oanh liệt của các chiến sĩ và nhân dân Củ Chi, trong thời gian từ năm 1961 đến năm 1972. Khu vực này được chia thành 3 không gian chính và tái hiện chi tiết như sau:
Không gian 1:
Tại khu vực này tái hiện về đời sống chiến đấu, lao động, học tập và các sinh hoạt thường ngày của nhân dân, cán bộ và các chiến sĩ du kích Củ Chi. Thông qua những mô hình được tạo nên rất sống động.
Không gian 2:
Tại đây khắc họa được sự điêu tàn của làng quê, với các mảnh bom vỏ đạn còn sót lại trên đất. Cũng như cuộc sống đau thương của nhân dân ta, phải gánh chịu trong thời kỳ chiến tranh ác liệt diễn ra.
Không gian 3:
Những gì bạn thấy chính là vùng đất Củ Chi hoang tàn, chỉ còn trơ trọi dưới sự tàn phá của bom đạn. Khắp mọi nơi chỉ là xác xe tăng, máy bay, quân và dân ta phải sinh sống dưới hầm đất tối tăm.
Trạm cứu hộ động vật hoang dã
Đây chính là bệnh viện động vật hoang dã lớn nhất trong khu vực phía Nam, tại đây đã và đang cứu hộ khoảng 3600 loài thú quý hiếm. Chính vì vậy, khi tham quan nơi này bạn sẽ được thăm thú các loài động vật hoang dã.
Cách di chuyển để đến địa đạo
Xuất phát từ phía trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Bạn có thể di chuyển đến khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, bằng rất nhiều phương tiện thuận lợi khác nhau.
Xe bus đến địa đạo Củ Chi
Đây chính là phương tiện công cộng được khá nhiều các bạn trẻ lựa chọn. Bởi lộ trình di chuyển rất thuận lợi, với chi phí thấp. Bạn có thể đón xe buýt tại trạm Bến Thành, và lựa chọn một trong những tuyến đường như sau:
- Xe bus 13 (Bến Thành – Củ Chi) hoặc số 94 (Chợ Lớn – Củ Chi) đến bến Củ Chi. Sau đó, chuyển xe số 79 (Củ Chi – Dầu Tiếng) để đến được địa đạo Bến Dược.
- Xe bus 13 (Bến Thành – Củ Chi) hoặc số 94 (Chợ Lớn – Củ Chi) đến bến An Sương. Sau đó, chuyển xe số 122 (An Sương – Tân Quy) đến bến Tân Quy. Cuối cùng, đi xe 70 (Tân Quy – Bến Súc) đến địa đạo Bến Đình.
Xe máy hoặc ô tô đến địa đạo Củ Chi
Một số du khách và đoàn thường di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô, để đến địa đạo Củ Chi dựa theo tuyến đường Trường Chinh, ngã tư An Sương, Hóc Môn, tỉnh lộ 15 và địa đạo. Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn sẽ được ngắm cảnh, ăn uống tại các cửa hàng dọc đường và ghé thăm trạm cứu hộ động vật hoang dã.
Tham quan địa đạo Củ Chi thưởng thức những gì?
Điểm qua một số món ăn đặc biệt chỉ có tại khu di tích lịch sử này. Giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức về nơi đây.
Thịt bò tơ tại Củ Chi
Đây là món đặc sản hàng đầu tại khu vực này, đến Củ Chi mà chưa thử ăn món bò tơ thì hẳn sẽ là điều thiếu sót. Món bò tơ này có vị ngon và mềm rất đặc trưng của bê, và nó cũng có sự đậm đà của thịt bò. Tạo nên một món ăn vô cùng khác biệt và ngon lành.
Nước mía sầu riêng quán Vườn Cau nổi tiếng
Là thức uống đặc trưng của khu vực địa đạo Củ Chi. Nước mía thơm ngọt và mát lành, kết hợp cùng hương thơm nồng đậm của sầu riêng. Khiến thức uống này có sức hút khá lạ kỳ đối với du khách.
Măng tươi trộn tôm và thịt
Miếng măng tươi đậm đà, thanh mát kết hợp cùng thịt ba chỉ và tôm được nêm nếm đậm đà. Sự cay nồng của hành phi thơm và đậu phộng béo ngậy. Món ăn này chính là sự kết hợp dành trọn sự yêu thích của du khách. Đặc biệt món ăn sẽ ngon miệng hơn, khi kết hợp cùng bánh phồng tôm chiên giòn và nước mắm chua ngọt.
Điều cần biết khi đến thăm địa đạo Củ Chi
Để có được một chuyến du lịch tham quan trọn vẹn và thuận lợi, du khách có thể đọc thêm về một số lưu ý và vài mẹo nhỏ:
- Tham quan tại khu di tích này, bạn không cần phải lo lắng về việc ăn uống. Bởi trong khuôn viên di tích có khu ẩm thực dành riêng, cung cấp nước uống và các món ăn nhanh. Hoặc bạn có thể đem theo đồ ăn và thưởng thức tại chỗ.
- Dọc đường đến địa đạo cũng có rất nhiều quán ăn ngon và phổ biến như: Bò tơ Xuân Đào, Bún Minh Quý, Quán Cánh Đồng Hoang, Quán Vườn Cau, v.v.
- Nếu muốn lựa chọn những món quà lưu niệm từ khu di tích lịch sử này. Có thể ghé thăm gian hàng lưu niệm, để mua món đồ được làm từ chất liệu vỏ đạn như : bật lửa, bút, đèn… các sản phẩm thủ công làm từ cây mây, tre.
- Nên mặc những bộ trang phục gọn gàng, tối màu và đi giày dép thể thao để thuận tiện trong chuyến du lịch và tham quan này.
- Hãy bôi kem chống nắng và xịt các loại thuốc chống côn trùng, để bảo vệ làn da.
Địa đạo Củ Chi đã góp gì trong nền lịch sử dân tộc
Xuyên suốt chiều dài lịch sử của hai cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược nước ta. Địa đạo được xem là căn cứ địa của khu ủy Quân khu Bộ Tư lệnh Sài Gòn – Gia Định, thuộc huyện ủy Củ Chi. Trong thế trận đánh giặc dưới lòng đất, địa điểm này đã làm nên kỳ tích lớn lao.
Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam của nước Việt Nam ta đã sử dụng hệ thống địa đạo này. Như là bàn đạp để tấn công vào Sài Gòn, và các hang ổ của quân xâm lược và chính quyền tay sai của chúng.
Kết luận
Với những chiến công lừng lẫy, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh rất hào hùng của quân và dân Việt Nam. Đây được xem là chứng tích ghi lại thời chiến tranh khốc liệt và hào hùng. Khi hòa bình được lập lại, nơi đây trở thành điểm đến du lịch cuốn hút và hấp dẫn các du khách thập phương.