Lăng Bác hay là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình mang đến nhiều giá trị của nhân loại. Nơi đây thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Họ đến thăm nơi này để bày tỏ sự biết ơn, lòng ngưỡng mộ đối với vị Cha già của dân tộc. Hãy cùng bài viết bên dưới tìm hiểu rõ hơn các thông tin liên quan đến Lăng Bác nhé mọi người!
Vị trí, hoàn cảnh lịch sử của lăng Bác
Lăng Bác đứng sừng sững tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Nơi đây vào ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, đánh dấu mốc mới cho lịch sử dân tộc. Quảng trường cũng là trung tâm của thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra rất nhiều sự kiện hết sức trọng đại của đất nước.
Vì vậy sau khi Bác qua đời thì Chính phủ và Bộ Chính trị đã quyết định xây dựng Lăng Bác ở nơi đây. Nó có ý nghĩa rất sâu sắc và khẳng định Hồ Chủ Tịch là một người anh hùng, Người đã làm cho dân tộc, nhân dân và non sông đất nước ta trở nên rạng rỡ hơn.
Lăng được xây dựng trên quảng trường rộng, và bao bọc xung quanh là hệ thống công trình có tầm về kiến trúc lẫn lịch sử. Theo phong tục tập quán từ xa xưa thì nơi Bác nằm sẽ được đặt cao hơn so với lễ đài của các vị đại biểu thường đứng vào các ngày lễ lớn.
Bên cạnh đó, khi xây dựng Lăng thì Việt Nam chưa xây dựng các Công trình thủy điện ở Sông Đà. Vì thế, mỗi lúc đến mùa mưa lũ thì nước sông Hồng dâng cao, dẫn đến nguy cơ vỡ đê. Điều này làm cho nước tràn vào Hà Nội. Những lý do này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng Lăng phải cao tương xứng.
Kiến trúc của lăng chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
Lăng được xây dựng cũng khá đơn giản nhưng lại rất long trọng. Điều này khiến cho mỗi người ai cũng muốn thăm lăng Bác. Nếu bạn chưa có dịp đến đây để khám phá thì hãy tham khảo thông tin bên dưới nhé.
Công trình Lăng được chia thành 2 phần đó là phần trung tâm và 2 lễ đài ở hai bên. Hình khối được thiết kế rõ ràng nhưng đơn giản. Lăng có 1 bệ và 3 cấp được xây nhỏ dần theo chiều cao tạo thành một thế rất vững vàng, trang nghiêm. Công trình này đậm chất của kiến trúc Việt Nam.
Phần mái của lăng Bác
Còn phần mái thì được xây thành tam cấp toát lên sự nhẹ nhàng, thanh thoát. Những bậc này không có đường cong, nhưng lại được kết hợp khéo léo với các đường vát chéo. Điều này tạo khiến cho phần mái của Lăng vừa mang những nét gọn gàng. Nhờ vậy mà phần mái toát lên sự giản dị của kiến trúc hiện đại nhưng cũng phảng phất dáng vẻ đẹp mềm mại của kiểu kiến trúc mái cong truyền thống.
Phần thân
Phần thân của lăng Bác là được xây dựng thành một phòng vuông vắn. Xung quanh bốn mặt của thân là hàng cột đỡ mái. Những thiết kế này tạo ra dáng dấp của một ngôi nhà 5 gian. Ở 4 góc là 4 cột được xây dựng với kích thước 1,2×1,2 m và các cột còn lại thì có kích thước 1,2mx0,9m.
Bên trong lăng
Phần tam cấp của lăng Bác ở khu vực lễ đài chính được thiết kế với sức chứa khoảng 70 đến 100 người cùng đứng dự mít tinh. Bên trong là hệ thống các căn phòng, bao gồm: phòng đặt thi hài, phòng khách, phòng kỹ thuật, phòng y tế và một số hệ thống thiết bị như thông hơi, điều hòa, điện nước,…
Trang trí
Phần trang trí lăng Bác cũng phải đảm bảo đến tính giáo dục tư tưởng và không thể bỏ qua tính kỹ thuật và tính thẩm mỹ cao. Vì thế phần tường bên ngoài được ốp bằng đá hoa cương có kích thước dày 4 – 6 cm. Phần khối chính của Lăng sẽ được ốp bằng loại đá hoa cương màu sẫm và ghi sáng và sẫm.
Quy mô, hình thái công trình lăng Bác
Toàn bộ công trình lăng Bác gồm có các khối kiến trúc phụ, chính, các mảng đặc tả, sáng, tối được phân bố rất rõ ràng. Những chi tiết đều có sự gắn kết và tạo nên một khối kiên cố, vững chắc và trang nghiêm. Những đường nét, đường ngang vuông thành sắc cạnh nhưng rất đơn giản tạo nên nét riêng của Lăng.
Phần khối chính được bởi các hàng cột đỡ mái và sở hữu tỷ lệ tương xứng. Điều này tạo nên hình khối chắc khỏe với màu sắc đậm, nhạt xen lẫn tạo nên tầm cao và độ lớn của công trình. Lăng còn mang nét hiện đại ở kết cấu. Các giải pháp được thiết kế để chống lại sự các biến đổi của thiên nhiên như bom đạn, động đất, lũ lụt,…
Bên cạnh đó, Lăng còn sở hữu một hệ thống thiết bị hiện đại nhằm giữ gìn cho phần thi hài được lâu dài và tạo điều kiện thuận lợi cho người đi thăm viếng. Với phương pháp đối xứng đã mang lại sự nghiêm trang và cân đối cho công trình.
Lăng Bác cũng thể hiện rất rõ tính dân tộc khi chỗ đặt thi hài của Bác cũng được đặt cao hơn tầm đứng của mọi người trên lễ đài. Dòng chữ “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” được viết với nét chữ giản dị trang nghiệm. Kết hợp với với “không có gì quý hơn độc lập tự do” đã thể hiện rõ khao khát của Bác nói riêng và của dân tộc ta nói chung.
Ý nghĩa, chức năng của lăng Bác
Lăng Bác mang trong mình nhiều ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta. Thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về chức năng và ý nghĩa của công trình vĩ đại này.
Ý nghĩa
Lăng Bác sở hữu ý nghĩa vô cùng to lớn, nó thể hiện rõ tình cảm sâu sắc của dân tộc ta đối với vị Cha già – Hồ chủ tịch. Công trình này vừa nói lên sự biết ơn, kính trọng, tình yêu của nhân dân Việt Nam đối với công lao trời biển của Bác. Nó vừa thể hiện sự vĩ đại của Bác đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tính từ lúc khánh thành năm 1975 cho đến bây giờ thì đã có biết bao thế hệ người Việt cũng như các du khách nước ngoài ghé thăm và viếng lăng Bác. Hiện nay, Lăng cũng đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt để đảm bảo trường tồn mãi mãi với thời gian.
Chức năng
Lăng được xây dựng với chức năng quan trọng nhất đó chính là đảm bảo giữ gìn và bảo lâu dài cho thi hài Bác. Điều này sẽ bảo đảm thuận tiện cho số lượng lớn người dân và du khách từ nước ngoài có thể đến viếng Bác liên tục. Ngoài ra, Lăng cũng sẽ đảm bảo an toàn trước chiến tranh và thiên tai.
Ngoài những nhiệm vụ trên thì Lăng cũng tạo ra một môi trường lý tưởng với các hệ thống thiết bị hiện đại hoạt động liên tục. Môi trường này có nhiệt độ ổn định và độ ẩm đạt chuẩn để đảm bảo giữ gìn thi hài Bác theo yêu cầu của y tế.
Lịch mở cửa đón khách thăm quan của lăng chủ tịch
Không phải bất kỳ khi nào bạn ghé thăm Lăng cũng có thể vào trong tham quan. Bởi để dễ dàng quản lý và đảm bảo an ninh trật thì thì phải có quy định cụ thể rõ ràng về giờ giấc. Từ tháng 4 đến cuối tháng 10 thì lăng Bác sẽ mở cửa từ 7h30 sáng cho đến 10h30 trưa. Trừ những dịp cuối tuần và ngày lễ thì sẽ mở từ 7h30 đến 11h.
Còn bước qua mùa đông, tính từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau thì Lăng sẽ được mở cửa từ 8h đến 11h. Riêng ngày cuối tuần và ngày lễ thì sẽ mở cửa từ 8h đến 11h30. Trong tuần Lăng sẽ được mở cửa các ngày trừ đi thứ 2 và thứ 6. Tuy nhiên đối với ngày mùng 1 Tết và ngày sinh nhật Bác, ngày Quốc Khánh thì vẫn mở bình thường (nếu trùng thứ 2 và thứ 6).
Trải nghiệm lễ Thượng cờ và Hạ cờ tại Lăng Bác
Khi đến thăm lăng Bác thì chúng ta không thể bỏ lễ lễ Thượng cờ và Hạ cờ. Nghi thức này sẽ diễn ra mỗi sáng và mỗi tối tại Quảng trường Ba Đình. Đây là một nghi lễ cấp quốc gia.
Lễ Thượng cờ tại lăng Bác
Lễ Thượng cờ thì thực hiện mỗi ngày vào lúc 6h sáng. Lúc đó, đoàn thượng cờ sẽ khởi hành từ phía sau Lăng và đi đầu là quân kỳ quyết thắng. Phía sau chính là đội hình tiêu binh có 34 người. Đoàn sẽ đi theo tiếng nhạc của ca khúc “Tiến bước dưới quân kỳ” ra phía trước và đến chân cột cờ.
Sau đó 3 chiến sĩ sẽ tiến lên thực hiện nghi thức thượng cờ. Lúc này cửa Lăng được mở ra. Và khi có hiệu lệnh lá cờ sẽ được tung bay theo bài “Quốc ca”. Sau lễ đội tiêu binh sẽ đi ra trước cửa lăng Bác một vòng và kết thúc các nghi lễ.
Lễ Hạ cờ tại lăng Bác
Còn lễ Hạ cờ thì sẽ diễn ra hàng ngày vào lúc 21 giờ. Toàn bộ nghi thức cũng sẽ tương tự với lễ Thượng cờ. Nghi lễ được các chiến sĩ thực hiện trang nghiêm để giữ được hình ảnh lá cờ Tổ Quốc.
Những lưu ý và hành trình thăm lăng Bác
Để có được những trải nghiệm đáng nhớ khi thăm lăng Bác thì mọi người phải có sẵn hành trình và bỏ túi một vài lưu ý. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người làm điều đó.
Lưu ý
Khi vào viếng Bác thì mọi người chỉ được sử dụng những bộ quần áo gọn gàng lịch sự. Đặc biệt không được mặc những chiếc váy quá ngắn, hở hang, và mang tính chất phản cảm. Những bạn trẻ dưới 3 tuổi thì không được phép vào Lăng.
Khi vào Lăng cần phải giữ thái độ nhẹ nhàng, không được gây ồn ào và mất trật tự. Phải xếp hàng ngay ngắn và khi vào Lăng thì phải bỏ mũ và tuyệt đối không được cho tay vào túi. Bạn có thể được cầm theo máy ảnh, điện thoại nhưng tuyệt đối không được ghi hình bên trong lăng Bác.
Hành trình
Để thuận tiện cho việc thăm quan thì thông thường mọi người sẽ đi theo trình tự: Ghé lăng Bác sau đó ghé thăm Nhà sàn và thăm ao cá Bác Hồ. Tiếp theo là đi thăm bảo tàng và thăm Chùa Một Cột cuối cùng. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái thăm thú nhưng không bỏ sót bất kỳ một địa điểm nào cả.
Kết luận
Tóm lại, Lăng Bác là một công trình kiến trúc có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử. Nơi đây trở thành một điểm đến ý nghĩa mỗi lần mọi người ghé thăm Hà Nội. Hy vọng bài viết giúp mọi người có được một chuyến đi đáng nhớ nhất.