Nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là “địa ngục trần gian”; đây là điểm du lịch linh thiêng và ý nghĩa ai cũng nên đến khi có dịp ghé thăm Côn Đảo. Hãy cùng tìm hiểu về kinh nghiệm khám phá nhà tù Côn Đảo trong nội dung dưới đây nhé.
Địa chỉ nhà tù Côn Đảo
Khu di tích lịch sử Côn Đảo nằm giữa Biển Đông thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây từng là nơi thực dân Pháp sử dụng để giam giữ tù nhân, trong vòng 100 năm có tới hơn 20.000 chiến sĩ yêu nước bị tra tấn và hy sinh. Sở dĩ thực dân Pháp xây dựng nhà tù ở Côn Đảo, vì có vị trí ở xa đất liền và khó khăn khi di chuyển khiến cho tù nhân không thể thoát ra ngoài được. Tham quan nhà tù Côn Đảo du khách có thể kết hợp đi nghĩa trang cùng bảo tàng gần đó.
Có thể bạn quan tâm:
- Chuồng cọp tại Nhà tù Côn Đảo được hé lộ với thế giới
- Vượt ngục nhà tù Côn Đảo – Câu chuyện về tin thần dân tộc
- Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo có bao nhiêu khu vực?
Cách di chuyển tới nhà tù Côn Đảo
Để khám phá nhà tù Côn Đảo nổi tiếng này, trước hết bạn cần đi máy bay hoặc tàu tới Côn Đảo tùy theo địa điểm khởi hành. Cụ thể như sau:
Máy bay: Di chuyển nhanh chóng và thuận tiện nhất là máy bay. Hiện tại có hãng hàng không Vietnam Airlines và Bamboo Airways có đường bay tới Côn Đảo từ Hà Nội, Cần Thơ và Sài Gòn. Giá vé dao động khoảng 800.000d – 1.200.000đ (tùy theo từng thời điểm). Thời gian bay dự kiến khoảng 45 phút.
Tàu đi Côn Đảo: Đối với các bạn khởi hành từ Sài Gòn có thể di chuyển tới Sóc Trăng hoặc Vũng Tàu và mua vé tàu đi Côn Đảo. Nếu đi từ Sóc Trăng bạn sẽ xuất phát từ cảng Cát Lở giá vé từ 85.000đ – 200.000đ vào lúc 17h và có thời gian di chuyển 13 tiếng. Còn nếu đi từ Vũng Tàu sẽ tới bến cảng Trần Đề, giá vé 250.000đ – 300.000đ, xuất phát vào lúc 8h sáng.
Kinh nghiệm tham quan nhà tù Côn Đảo, bạn có thể đi bằng taxi hoặc xe ôm từ sân bay về khách sạn nhận phòng hay đi thẳng tới nhà tù. Còn nếu bạn đi từ chợ Côn Đảo, nên đi theo hướng Trần Phú và rẽ trái. Khi đi hết đoạn đường Trần Phú tới ngã tư bạn rẽ trái và đi thẳng tới đường Nguyễn Huệ. Tiếp theo rẽ trái, đi hết đoạn đường Nguyễn Huệ rồi rẽ sang hướng đường Nguyễn Chí Thanh là tới nhà tù ở Côn Đảo.
Thời gian mở cửa và giá vé khám phá nhà tù Côn Đảo
Thời gian mở cửa nhà tù gồm hai khung giờ: Buổi sáng từ 7h30 – 11h30 và buổi chiều từ 13h30 – 16h30. Nhà tù Côn Đảo mở cửa đón du khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần.
Giá vé: 40.000đ/người
Lưu ý: Giá vé tham quan có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm. Bạn cũng nên sắp xếp thời gian tham quan phù hợp.
Tham quan nhà tù Côn Đảo nên đi những đâu?
Hệ thống nhà tù Côn Đảo gồm các trại: Trại Phú Sơn, trại Phú Hải, trại Phú Tường, trại Phú Thọ, khu Chuồng Bò, khu Chuồng Cọp, trại Phú An, trại Phú Phong, trại Phú Hưng. Đây đều là những trại được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ và tra tấn các chiến sĩ yêu nước. Cùng khám phá nhà tù Côn Đảo cụ thể qua những khu trại giam dưới đây:
Trại Phú Hải
Đầu tiên là trại Phú Hải được xây dựng vào năm 1862, đây cũng là trại giam lâu đời nhất gồm 33 phòng giam được chia thành hai dãy đối diện nhau. Với 5 phòng giam của từng dãy sẽ nối qua 20 xà lim để trói tù nhân. Ở trại giam Phú Hải có một phòng ở cuối dãy được sử dụng để tra tấn tử tù với những hình thức vô cùng dã man. Bên cạnh các phòng giam, trại Phú Hải còn có bệnh xá, giảng đường, nhà ăn, bếp ăn, tuy nhiên đây chỉ là những thứ mà thực dân Pháp xây dựng nên để ngụy biện cho tội ác của mình. Du lịch Côn Đảo ghé thăm trại giam Phú Hải du khách sẽ được hiểu rõ hơn về ý chí đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ và yêu dân tộc hơn.
Trại Phú Sơn
Nằm kế bên trại Phú Hải là trại giam Phú Sơn được xây dựng vào năm 1916. trại giam này được xây dựng với quy mô lớn hơn và kiên cố hơn cùng nhiều phòng giam. Trại giam này cũng được thiết kế giống như các trại giam khác, chỉ có điều là rộng hơn và có thêm nhiều hình thức tra tấn ác man hơn. Tại trại giam Phú Sơn thực dân Pháp cũng che mắt dư luận khi cho xây dựng câu lạc bộ, văn phòng giám thị, nhà ăn, phòng cắt tóc,…
Trại Phú Thọ
Khám phá nhà tù Côn Đảo không thể bỏ qua Trại Phú Thọ? Kể từ khi xây dựng trại giam Phú Hải và sau 12 năm Pháp tiếp tục xây trại Phú Thọ. Lúc đầu trại giam này được thiết kế với 3 dãy, nhưng sau đó được thay đổi chỉ còn 2 dãy và 4 phòng. Mãi về sau trại Phú Thọ được mở rộng hơn với 2 phòng nữ để bổ sung các tù nhân tại phòng khác khi quá tải. Toàn bộ trên nóc tầng của trại Phú Hải được thiết kế với những hàng kẽm gai chằng chịt nhau khiến cho tù nhân không thể trốn thoát được. Tại trại giam Phú Hải thực dân Pháp cũng cho xây dựng nhà kho, bếp ăn, sân vườn…
Trại Phú Tường
Còn được gọi là Trung tâm cải huấn Phú Hải, đây thực chất là khu chuồng cọp mà Pháp xây dựng lên để đầy ải các chiến sĩ yêu nước của ta. Trại Phú Tường được xây dựng vào năm 1940 và có tổng diện tích lên tới 1.475m2, được chia thành 2 khu và gồm 120 phòng giam biệt lập. Ghé thăm trại giam này du khách sẽ được chứng kiến cảnh tra tấn vô cùng dã man và tàn bạo. Cũng giống như những trại giam khác, trại Phú Tường được xây dựng những phòng ăn, nhà bếp, khu thể thao, khu y tế để hòng che mắt người dân.
Khu Chuồng Bò
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Chùa Bửu Long – nét đẹp Thái Lan giữa lòng Sài Gòn
- Chùa Bà Thiên Hậu – Vẻ đẹp tâm linh cổ kính, thiêng liêng
Địa điểm khám phá nhà tù Côn Đảo tiếp theo phải kể tới khu Chuồng Bò còn được gọi là An Ninh Chuồng Bò. Trại giam này được xây dựng với 9 phòng giam riêng biệt, 2 chuồng nhốt và, khu chứa phân bò cùng những học chứa heo. Tại trại giam này, Pháp đã sử dụng những hình thức dã man như bỏ đói khát, cùm chân, nẹp thanh tre vào chân, đánh đập các chiến sĩ của ta. Hình thức tra tấn độc ác nhất tại khu Chuồng Bò đó là, chúng ngâm tử tù xuống cống ngầm chứa phân nuôi bò để chết dần chết mòn.
Trên đây là những địa điểm mà bạn không thể bỏ qua khi khám phá nhà tù Côn Đảo. Đây là di tích lịch sử gắn liền với quá khứ của dân tộc. Mong rằng những nội dung trên đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn nhé.